Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Hiệu quả bất ngờ từ mô hình chăn nuôi tổng hợp ở xứ Quảng

Hiệu quả bất ngờ từ mô hình chăn nuôi tổng hợp ở xứ Quảng
Tác giả: Lê Khánh
Ngày đăng: 02/01/2019

Chỉ với 200m2 nhưng mô hình chăn nuôi khép kín kết hợp giữa thỏ, giun Ấn Độ và chim cút của anh Nguyễn Văn Thành (xã Tiên Cảnh, Tiên Phước, Quảng Nam) không chỉ mang lại hiệu quả từ việc tiết kiệm chi phí thức ăn, bảo vệ được môi trường mà còn lãi gần 200 triệu đồng/năm.

Anh Thành xuất bán mỗi lứa từ 3 – 5 tạ thỏ

Với niềm đam mê làm nông nghiệp từ nhỏ, sau một thời gian tìm tòi, học hỏi các mô hình chăn nuôi ở sách báo và thực tế, anh Thành nhận thấy thỏ là loại vật tương đối dễ nuôi, thu lợi nhanh. Năm 2016, anh quyết định vay vốn đầu tư 250 triệu đồng để xây dựng trang trại, mua giống về nuôi.

Thời gian đầu, do kinh nghiệm thực tế còn ít, thỏ nuôi chậm phát triển, sinh sản kém cùng với chưa tìm được thị trường tiêu thụ nên công việc chăn nuôi của Thành gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy, quyết tâm theo đuổi đam mê đã luôn thôi thúc anh không bỏ cuộc. Thành tiếp tục mày mò tìm hiểu để nâng cao kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi cũng như tự mình rong ruổi khắp nơi để giới thiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm.

Phải mất vài tháng sau đó, Thành mới có được những thành công đầu tiên khi đàn thỏ sinh trưởng ổn định và có một vài nơi đã chấp nhận thu mua sản phẩm của anh. Với hướng đi này, anh đã dần mở rộng được thị trường cũng như quy mô về trang trại. Từ 100 con thỏ giống ban đầu, đến nay, trại thỏ của anh luôn duy trì ở mức 700 – 800 con.

“Mỗi lứa, tôi xuất ra thị trường khoảng 4 – 5 tạ thỏ thương phẩm, trung bình mỗi tháng mang lại thu nhập trên dưới 12 triệu đồng. Hiện thỏ của mình xuất ra thị trường đều được thu mua hết, thậm chí có lúc còn không đủ cung ứng. Thế nên, ngoài bán thỏ thịt thì tôi còn cung cấp thỏ giống cho những ai có như cầu nuôi. Sau đó sẽ đảm bảo bao tiêu sản phẩm cho họ”, anh Thành cho biết.

Nuôi giun Ấn Độ tận dụng được nguồn phân thỏ thải ra vừa làm thức ăn cho gia cầm, chim cút

Chưa dừng lại ở đây, trong quá trình nuôi, nhận thấy phân thỏ thải ra khá nhiều, ảnh hưởng đến môi trường, anh nảy ra ý định tận dụng nguồn phân này để nuôi giun làm thức ăn nuôi gia cầm, qua đó tiết kiệm được một khoản chi phí chăn nuôi. Đến tháng 2/2018, anh đặt mua 1,5 tạ giống giun Ấn Độ đêm về nhà nuôi cạnh bên trại thỏ của mình.

“So với các loại giun khác thì giun Ấn Độ là loại phát triển nhanh gấp 3 – 5 lần. Nhờ có nguồn phân thỏ nên nuôi giun không hề tốn nhiều chi phí, chỉ cần đảm bảo môi trường sống của giun có nhiệt độ, độ âm thích hợp. Giun sản xuất ra được làm thức ăn cho gia cầm rất tốt vì có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài ra, tôi còn tận dụng phân giun để làm phân bón cho các loại cây trồng trong nhà. Tận dụng triệt để được tất cả phế phẩm từ trang trại, đảm bảo được vệ sinh môi trường, anh Thành nói.

Với nguồn lợi thức ăn cho gia cầm từ giun Ấn Độ, anh Thành tiếp tục đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi thêm 2.000 con chim cút thương phẩm. Theo anh Thành thì gà, vịt, chim cút ăn giun không chỉ có chất lượng thịt thơm ngon hơn, giá bán ra cao hơn so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp mà còn tiết kiệm được từ 30 – 50% chi phí mua thức ăn, tăng hiệu quả chăn nuôi.

Với nguồn lợi thức ăn từ giun Ấn Độ, anh Thành nuôi thêm chim cút giảm được 30 – 50% chi phí

“Ngoài thu nhập từ bán thỏ thương phẩm, mỗi tháng tôi còn thu được thêm khoảng từ 3 – 4 triệu đồng từ giun và chim cút. Tôi tính sẽ mở rộng thêm quy mô nuôi để tăng thêm thu nhập. Vì thị trường thỏ thương phẩm cũng như giun Ấn Độ tại địa phương còn có tiềm năng nên tôi tin rằng, việc phát triển mô hình này sẽ cho hiệu quả cao hơn nữa”, anh Thành chia sẻ.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật gieo khô và tưới tiết kiệm nước Kỹ thuật gieo khô và tưới tiết kiệm nước

Cần biết rằng với cây lúa, trong mỗi đợt tưới bình thường với độ ngập 5 cm thì cũng chỉ cần 500 m3/ha và trong một vụ lúa chỉ cần tưới từ 10 đến 12 lần

28/12/2018
Khởi nghiệp từ... cây chùm ngây Khởi nghiệp từ... cây chùm ngây

Cây chùm ngây là khởi nguồn để chị Nguyễn Thu Thủy học hỏi cách chế biến các sản phẩm từ chùm ngây và đem đến những sản phẩm tốt nhất ra thị trường.

28/12/2018
9X trồng rau thủy canh sạch mỗi ngày thu 2 triệu đồng 9X trồng rau thủy canh sạch mỗi ngày thu 2 triệu đồng

Mô hình trồng rau thủy canh khép kính trong nhà lưới của chị Y còn đem lại một nguồn thu mà nhiều người làm nông nghiệp phải mơ ước.

02/01/2019
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.