Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiến kế xử lý vỏ ốc bươu vàng

Hiến kế xử lý vỏ ốc bươu vàng
Ngày đăng: 06/11/2015

Vỏ ốc bươu vàng được người dân thiêu đốt tận dụng làm phân bón.

Nếu trước đây, đến xã Tân Phú có thể thấy những núi vỏ ốc bươu vàng bị đổ tràn lan dọc các con đường, các tuyến kênh.

Một thời gian dài, nó trở thành nỗi ám ảnh của người dân nơi đây và các xã lân cận, vì mùi ô nhiễm từ vỏ và phần ruột không lấy ra hết từ ốc bươu vàng, đó là chưa kể khối lượng vỏ ốc cứ được người dân đổ xuống kênh gây ô nhiễm môi trường nước.

Nhưng hiện nay tình trạng trên đã có giải pháp xử lý và bước đầu đem lại hiệu quả.

Được địa phương giới thiệu là hộ dân đầu tiên phát hiện được lợi ích từ vỏ ốc, chúng tôi đến thăm vườn cây ăn trái của ông Nguyễn Văn Xe, ở ấp Tân Hòa, xã Tân Phú.

Bước vào vườn cam xoàn đã hơn 2 năm tuổi, ấn tượng đầu tiên cho chúng tôi thấy là thân cây tươi tốt, xanh mượt đang thời kỳ cho trái.

Ông Xe chia sẻ: “Cách đây hơn 1 năm, khi thấy vỏ ốc bươu vàng tràn ngập khắp nơi.

Khi ấy địa phương vận động bà con trong xã tập kết ở những khu vực xa nhà rồi tiến hành đốt bỏ để hạn chế thải ra kênh rạch.

Lúc đó tôi thấy tiếc quá nên nghĩ cách “biến cái bất lợi thành cái có lợi”, biến tro ốc thành phân bón cho vườn cam của mình.

Chỉ với một vài cây thử nghiệm, ai ngờ cây phát triển rất tốt.

Thế là từ đó, tôi xin vỏ ốc của các điểm thu mua để đốt làm phân bón”.

Theo ông Xe, từ khi nhận thấy lợi ích từ vỏ ốc, vào mùa mưa thì ông dự trữ lại để vào những tháng mùa khô tiến hành đốt để ủ phân.

Để hạn chế mùi hôi trong quá trình chứa, ông cũng tiến hành khử mùi bằng vôi bột hoặc đốt để hạn chế phần nào.

“Từ khi dùng vỏ ốc bươu vàng làm phân bón đến nay, hơn 1 công vườn của tôi đã không còn bón phân đạm vô cơ nữa.

Dù chưa biết năng suất vườn như thế nào so với vườn bón phân hóa học, nhưng trước mắt so với trước đây, tôi không còn tốn chi phí phân bón cho vườn cam của mình mà cây trồng phát triển rất tốt.

Hiện tại, gia đình đã mở rộng thêm 2 công vườn và cũng tiếp tục sử dụng phân bón từ vỏ ốc để tiết giảm chi phí”, ông Xe bộc bạch.

Theo kinh nghiệm của ông Xe, tro ốc có rất nhiều lợi ích như: giúp đất tơi xốp, hạ phèn.

Thế nhưng, ngay thời điểm cây đang kết hoa thì không nên bón tro ốc vì sẽ làm giảm tỷ lệ đậu trái dẫn đến năng suất thấp.

Chính vì thế, bà con phải đợi đến khi trái trên cây đã tượng hình thì mới tiếp tục sử dụng phân từ vỏ ốc.

Theo UBND xã Tân Phú, từ khi phong trào thu mua ốc bươu vàng phát triển rầm rộ, mấy năm trở lại đây, không ít gia đình đã cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập.

Thế nhưng, kèm theo sự phát triển về mặt kinh tế thì hệ lụy của nó là việc ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Bà Nguyễn Thị Kim Hoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ, cho biết: “Nếu chỉ tính 3 điểm thu mua ốc bươu vàng ở ấp Tân Hòa thì trung bình mỗi ngày có đến 3 tấn vỏ ốc thải ra môi trường nước mặt.

Để giảm thiểu tình trạng này, thời gian qua chúng tôi đã vận động người dân dành một khu vực riêng biệt xa nhà để đổ vỏ ốc, đồng thời khuyến cáo người dân rải vôi bột để hạn chế mùi hôi.

Tuy nhiên, vì quá nhiều và người dân không tự giác thực hiện.

Thậm chí, bản thân tôi còn trích tiền của mình để mua vôi bột cho người dân rải, hạn chế mùi hôi nhưng cũng không xuể.

Thế nhưng đến nay, từ khi có giải pháp trên, tình trạng này đã được cơ bản giải quyết.

Dù giải pháp trên chưa được gọi là hữu hiệu nhất nhưng cũng đã cải thiện phần nào việc ô nhiễm môi trường từ vỏ ốc gây ra”.

Theo bà Hoa, nhờ sáng kiến hữu ích của ông Xe, hiện nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã vận động các hội viên có đất canh tác thì tiến hành thu gom vỏ ốc để thiêu hủy bón cho cây trồng.

Hiện đã có 12 hội viên tiến hành thu gom vỏ ốc tại các điểm thu mua để khi mùa khô đến thì tiến hành thiêu đốt, ủ làm phân bón.

Bà Nguyễn Thị Kim Hoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ, cho biết thêm: Trước những lợi ích từ vỏ ốc mang lại, địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nông dân dùng vỏ ốc bươu vàng làm phân bón cho cây trồng.

Từ đó nông dân sẽ góp phần đáng kể trong việc xử lý vỏ ốc bươu vàng cũng như tiết kiệm chi phí trong sản xuất.

Tuy nhiên, giải pháp là vậy nhưng việc sử dụng phân bón từ vỏ ốc chỉ được người dân sử dụng theo lợi ích trước mắt nên vấn đề cân đối hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cây thì trong khả năng của người dân không thể đánh giá được.

Chính vì thế, địa phương rất cần sự quan tâm của các ngành chức năng trong việc nghiên cứu hoặc hướng dẫn người dân sử dụng phân bón từ vỏ ốc một cách thật hiệu quả nhất.


Có thể bạn quan tâm

Mưu Sinh Mùa Nước Nổi Mưu Sinh Mùa Nước Nổi

Những năm trước đây, cứ khoảng tháng 8 âm lịch, khi nước lũ tràn về, cánh đồng Gò Kén, xã Long Thành Trung, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh lại nhộn nhịp người đi đánh bắt cá. Mùa nước nổi năm nay, tuy lũ về sớm nhưng lại lên xuống thất thường khiến cho bà con nông dân vốn quen làm nghề này cũng phải vất vả lắm mới kiếm được con cá.

12/11/2014
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Tôm Chân Trắng Thương Phẩm Theo Quy Trình VietGAP

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm thiểu nguy cơ về dịch bệnh đối với nghề nuôi tôm chân trắng, vừa qua Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi tôm chân trắng thương phẩm theo hướng VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu, mô hình đã cho năng suất khá cao, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mở ra triển vọng mới đối với nghề nuôi tôm chân trắng.

12/11/2014
Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu Mô Hình Nuôi Cá Chạch Lấu

Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục... Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ). Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.

12/11/2014
Hiệu Quả Chuyển Đổi Sản Xuất Theo Mô Hình Lúa + Cá Trên Vùng Ngập Lũ Hậu Mỹ Bắc A (Tiền Giang) Hiệu Quả Chuyển Đổi Sản Xuất Theo Mô Hình Lúa + Cá Trên Vùng Ngập Lũ Hậu Mỹ Bắc A (Tiền Giang)

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất theo hướng "chung sống với lũ" trong giai đoạn 2011 - 2015, Tiền Giang triển khai Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất theo mô hình lúa + cá tại xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè nằm đầu nguồn sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang có tổng nguồn vốn khoảng 25 tỉ đồng trên qui mô 100 ha.

12/11/2014
Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút

Xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, nhưng với sự nỗ lực vươn lên, Huỳnh Ngọc Yến (sinh năm 1988, ngụ ấp An Hòa, xã An Hòa, Châu Thành) đã trở thành gương thanh niên làm kinh tế giỏi, với thu nhập ổn định từ nghề nuôi chim cút.

12/11/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.