Hết ruộng, nông dân vẫn thích vào hội
Thành lập các chi hội nghề nghiệp
Nghề may đã có ở Cổ Nhuế cả trăm năm nay.
Tuy làng đã lên phố, xã đã lên phường, chịu sức ép từ hàng may giá rẻ từ Trung Quốc...
nhưng nhờ biết cùng nhau liên kết tham gia chi hội nghề nghiệp, người dân Cổ Nhuế vẫn sống khỏe với nghề may.
Anh Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch Hội ND phường Cổ Nhuế 2 cho biết: “Năm 2012, Hội ND xã Cổ Nhuế đã đứng ra thành lập chi hội nghề nghiệp Cổ Nhuế với 50 thành viên.
Thành viên chi hội không chỉ là những hộ trực tiếp làm nghề may mà còn thu hút được các hộ buôn bán, sản xuất máy móc, phụ kiện liên quan đến may mặc như máy khâu, vải, cúc...tạo thành một chuỗi sản xuất liên hoàn khép kín.
Chi hội sinh hoạt định kỳ hàng tháng để thành viên trao đổi mẫu mã, nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng và còn giúp nhau tìm kiếm thị trường”.
Xưởng thêu của anh Đào Hữu Lưỡng (phường Cổ Nhuế 2) là một trong những “mắt xích” quan trọng của Chi hội nghề may.
Tháng 4.2014, xã Cổ Nhuế được phân tách thành 2 phường Cổ Nhuế 1 và Cổ Nhuế 2, chi hội nghề nghiệp Cổ Nhuế cũng phân tách thành viên theo địa bàn từng phường.
Là một trong những thành viên tích cực nhất của Chi hội nghề nghiệp Cổ Nhuế 2, anh Đào Hữu Lưỡng - chủ cơ sở thêu cho biết: “Qua tham gia chi hội nghề nghiệp, chúng tôi đã biết liên kết, gắn bó và hỗ trợ nhau nhiều hơn.
Chẳng hạn như cơ sở thêu của tôi đang nhận thêu vi tính cho hơn 90% số hộ sản xuất hàng may mặc trên địa bàn phường Cổ Nhuế 2.
Ngoài ra, nếu hộ nào có đơn hàng lớn chúng tôi sẽ hỗ trợ nhau làm cùng”.
Cán bộ, viên chức về hưu cũng thích vào Hội
Hiện tổ dân phố số 7, phường Đức Thắng không còn hộ nào sản xuất nông nghiệp, bình thường sẽ rất khó kết nạp hội viên mới.
Nhưng thực tế là ở chi hội này, số hội viên tăng từng năm.
Nếu như năm 2014, chi hội chỉ có 5 hội viên, đến nay số hội viên chi hội phát triển lên 15.
Điều đặc biệt là 100% số hội viên tham gia sinh hoạt là cán bộ, công nhân viên chức nghỉ hưu.
Không chỉ thế, chi hội ND tổ dân phố số 7 có nhiều cái nhất: Hội viên đóng góp quỹ hội cao nhất phường (100.000 đồng/người), phong trào văn nghệ, thể thao mạnh nhất...
Ông Nguyễn Văn Quỹ -Chi hội trưởng ND tổ dân phố số 7 bộc bạch: “Ngoài tạo điều kiện để hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, chi hội rất quan tâm đến đời sống của hội viên.
Bất kỳ hội viên nào có việc hiếu hỉ, đau ốm… chi hội đều có mặt kịp thời.
Kinh nghiệm của tôi là lấy một số hội viên tiêu biểu làm nòng cốt từ đó nhân rộng phong trào”.
Ông Nguyễn Hữu Trí – Chủ tịch Hội ND quận Bắc Từ Liêm cho biết: Để hoạt động của Hội thích ứng với cách thức tổ chức đô thị, Hội ND quận đã kiện toàn, sắp xếp các chi, tổ hội theo địa bàn tổ dân phố; định hướng, giúp đỡ ND chuyển đổi nghề, phát triển kinh doanh dịch vụ, thương mại; thành lập và hỗ trợ các chi, tổ hội nghề nghiệp hoạt động.
Hội cũng đã khai thác hiệu quả các nguồn vốn ưu đãi.
Tính đến nay, tổng nguồn Quỹ Hỗ trợ ND toàn quận là hơn 13 tỷ đồng và vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH với hơn 33 tỷ đồng đã giúp hàng nghìn hội viên ND có vốn sản xuất, kinh doanh.
6 tháng đầu năm 2015, toàn quận đã kết nạp thêm được 196 hội viên.
Tính đến nay số hội viên của quận Bắc Từ Liêm là 12.470, sinh hoạt ở 226 tổ hội, thuộc 119 chi hội của 13 phường.
Có thể bạn quan tâm
Hơn 8 tấn cá nuôi trong ao tại một trang trại ở xã Chà Là, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) chuẩn bị thu hoạch bỗng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Với thu nhập từ năm 2012 đến nay đạt 4,45 tỷ đồng/năm sau khi đã trừ chi phí, anh Nguyễn Văn Côn (SN 1968), hội viên nông dân xã Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) được nhiều người biết đến là tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
Thật vậy anh Nguyễn Phỉ Lượng ở xã Nghĩa Trung, huyện Tư Nghĩa bắt đầu thả nuôi 60 kg lươn (loại 35 - 40 con/kg) vào cuối tháng 4 năm 2014 do Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa hỗ trợ theo chương trình khuyến nông. Sau 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt 90%, trọng lượng bình quân 200g/con, có con nặng 300 g. Mô hình dự kiến thu vào cuối tháng 9, với giá bán hiện nay là 160.000 – 170.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, ước thu lãi khoảng 40 triệu đồng/vụ nuôi.
Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.
Đó là trại thỏ Tuấn Phát do anh Trần Thanh Tuấn ở ấp Bãi Vàng, xã Hưng Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh làm chủ. Trại gồm 3 khu, với tổng diện tích hơn 400 m2, qui mô hơn 450 con thỏ. Trong đó có 50 con đực và 400 con thỏ cái gồm các giống thỏ gốc Mỹ, Pháp, Đức, Hungari và New Zealand. Đây là những giống thỏ có trọng lượng cao gấp 2 lần so với giống thỏ địa phương.