Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hết ruộng, nông dân vẫn thích vào hội

Hết ruộng, nông dân vẫn thích vào hội
Publish date: Friday. October 16th, 2015

Thành lập các chi hội nghề nghiệp

Nghề may đã có ở Cổ Nhuế cả trăm năm nay.

Tuy làng đã lên phố, xã đã lên phường, chịu sức ép từ hàng may giá rẻ từ Trung Quốc...

nhưng nhờ biết cùng nhau liên kết tham gia chi hội nghề nghiệp, người dân Cổ Nhuế vẫn sống khỏe với nghề may.

Anh Nguyễn Thanh Bình – Chủ tịch Hội ND phường Cổ Nhuế 2 cho biết: “Năm 2012, Hội ND xã Cổ Nhuế đã đứng ra thành lập chi hội nghề nghiệp Cổ Nhuế với 50 thành viên.

Thành viên chi hội không chỉ là những hộ trực tiếp làm nghề may mà còn thu hút được các hộ buôn bán, sản xuất máy móc, phụ kiện liên quan đến may mặc như máy khâu, vải, cúc...tạo thành một chuỗi sản xuất liên hoàn khép kín.

Chi hội sinh hoạt định kỳ hàng tháng để thành viên trao đổi mẫu mã, nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng và còn giúp nhau tìm kiếm thị trường”.

Xưởng thêu của anh Đào Hữu Lưỡng (phường Cổ Nhuế 2) là một trong những “mắt xích” quan trọng của Chi hội nghề may.

Tháng 4.2014, xã Cổ Nhuế được phân tách thành 2 phường Cổ Nhuế 1 và Cổ Nhuế 2, chi hội nghề nghiệp Cổ Nhuế cũng phân tách thành viên theo địa bàn từng phường.

Là một trong những thành viên tích cực nhất của Chi hội nghề nghiệp Cổ Nhuế 2, anh Đào Hữu Lưỡng - chủ cơ sở thêu cho biết: “Qua tham gia chi hội nghề nghiệp, chúng tôi đã biết liên kết, gắn bó và hỗ trợ nhau nhiều hơn.

Chẳng hạn như cơ sở thêu của tôi đang nhận thêu vi tính cho hơn 90% số hộ sản xuất hàng may mặc trên địa bàn phường Cổ Nhuế 2.

Ngoài ra, nếu hộ nào có đơn hàng lớn chúng tôi sẽ hỗ trợ nhau làm cùng”.

Cán bộ, viên chức về hưu cũng thích vào Hội

Hiện tổ dân phố số 7, phường Đức Thắng không còn hộ nào sản xuất nông nghiệp, bình thường sẽ rất khó kết nạp hội viên mới.

Nhưng thực tế là ở chi hội này, số hội viên tăng từng năm.

Nếu như năm 2014, chi hội chỉ có 5 hội viên, đến nay số hội viên chi hội phát triển lên 15.

Điều đặc biệt là 100% số hội viên tham gia sinh hoạt là cán bộ, công nhân viên chức nghỉ hưu.

Không chỉ thế, chi hội ND tổ dân phố số 7 có nhiều cái nhất: Hội viên đóng góp quỹ hội cao nhất phường (100.000 đồng/người), phong trào văn nghệ, thể thao mạnh nhất...

Ông Nguyễn Văn Quỹ -Chi hội trưởng ND tổ dân phố số 7 bộc bạch: “Ngoài tạo điều kiện để hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, chi hội rất quan tâm đến đời sống của hội viên.

Bất kỳ hội viên nào có việc hiếu hỉ, đau ốm… chi hội đều có mặt kịp thời.

Kinh nghiệm của tôi là lấy một số hội viên tiêu biểu làm nòng cốt từ đó nhân rộng phong trào”.

Ông Nguyễn Hữu Trí – Chủ tịch Hội ND quận Bắc Từ Liêm cho biết: Để hoạt động của Hội thích ứng với cách thức tổ chức đô thị, Hội ND quận đã kiện toàn, sắp xếp các chi, tổ hội theo địa bàn tổ dân phố; định hướng, giúp đỡ ND chuyển đổi nghề, phát triển kinh doanh dịch vụ, thương mại; thành lập và hỗ trợ các chi, tổ hội nghề nghiệp hoạt động.

Hội cũng đã khai thác hiệu quả các nguồn vốn ưu đãi.

Tính đến nay, tổng nguồn Quỹ Hỗ trợ ND toàn quận là hơn 13 tỷ đồng và vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH với  hơn 33 tỷ đồng đã giúp hàng nghìn hội viên ND có vốn sản xuất, kinh doanh. 

6 tháng đầu năm 2015, toàn quận đã kết nạp thêm được 196 hội viên.

Tính đến nay số hội viên của quận Bắc Từ Liêm là 12.470, sinh hoạt ở 226 tổ hội, thuộc 119 chi hội của 13 phường. 


Related news

Thành Phố Hải Phòng Khẩn Trương Khống Chế, Giảm Nguy Cơ Lây Lan Dịch Bệnh Ở Tôm Thành Phố Hải Phòng Khẩn Trương Khống Chế, Giảm Nguy Cơ Lây Lan Dịch Bệnh Ở Tôm

UBND thành phố Hải Phòng vừa có công văn gửi các sở, ngành, địa phương liên quan về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh ở tôm nuôi trên địa bàn tình phố.

Monday. June 30th, 2014
Mô Hình Trồng Quýt Ở Vân Hồ (Sơn La) Mô Hình Trồng Quýt Ở Vân Hồ (Sơn La)

Để khai thác tối đa hiệu quả kinh tế và bảo tồn, phát triển nguồn gen giống quýt vàng bản địa, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vân Hồ (Sơn La) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm tiến hành “Xây dựng mô hình thâm canh, trồng mới và bình tuyển quýt” tại xã Chiềng Yên; thực hiện các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất những vườn quýt hiện có, góp phần giảm nghèo bền vững, tăng thu nhập cho người trồng quýt.

Friday. November 28th, 2014
Nuôi Gà Bình Định Cho Thu Nhập Cao Nuôi Gà Bình Định Cho Thu Nhập Cao

Sau thành công từ mô hình nuôi gà sao, gà nòi, gà đồi Bắc Giang, gà Hơmông của một số nông dân trong tỉnh, thì nuôi gà giống Bình Định đang là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho một số hộ dân ở xã Thanh Lương (TX. Bình Long, Bình Phước).

Monday. June 30th, 2014
Mộc Châu (Sơn La) Sản Xuất Rau Sạch, An Toàn Mộc Châu (Sơn La) Sản Xuất Rau Sạch, An Toàn

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện địa lý, những năm gần đây, thương hiệu rau an toàn bản Ta Niết, xã Chiềng Hắc (Mộc Châu - Sơn La) đã hình thành và cung cấp ổn định cho thị trường trong tỉnh cùng một số siêu thị lớn tại Hà Nội, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Friday. November 28th, 2014
Phúc Thọ (Hà Nội) Thành Công Với Mô Hình Mạ Khay, Máy Cấy Phúc Thọ (Hà Nội) Thành Công Với Mô Hình Mạ Khay, Máy Cấy

Nhằm từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, huyện Phúc Thọ đã áp dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa. Bước đầu, mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập.

Monday. June 30th, 2014