Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hậu Giang Phấn Đấu Đưa Diện Tích Nuôi Cá Tra Lên 1000 Ha

Hậu Giang Phấn Đấu Đưa Diện Tích Nuôi Cá Tra Lên 1000 Ha
Ngày đăng: 28/05/2014

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, địa phương này đã xây dựng quy hoạch nuôi cá tra đến năm 2015, với tổng diện tích là 700 ha và đến năm 2020 là 1.000 ha, tập trung ở các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy, nhằm đưa tổng sản lượng cá tra của Hậu Giang đạt gần 150.000 tấn.

Với Quy hoạch này, tỉnh Hậu Giang hy vọng sẽ tạo động lực cho nghề nuôi cá da trơn phát triển một cách toàn diện. Đặc biệt là xây dựng kế hoạch phát triển ngành theo hướng hiệu quả, bền vững và tập trung, tạo sự gắn kết giữa các thành phần kinh tế theo mối liên kết “4 nhà”.

Hiện toàn tỉnh Hậu Giang có 4 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, với tổng công suất 40.000 tấn cá/năm. Ngoài ra, trên địa bàn còn có 2 hợp tác xã tham gia liên kết trong sản xuất, diện tích vùng nuôi được công nhận theo tiêu chuẩn VietGAP.

Theo Ngân hàng Nhà nước tỉnh Hậu Giang, trên địa bàn tỉnh, hiện tổng dư nợ cho vay nuôi trồng thủy sản là 2.098 tỉ đồng, chiếm 14,5% tổng dư nợ cho vay, trong đó chủ yếu cho vay nuôi cá tra, với dư nợ 1.025 tỉ đồng. Tổng số khách hàng vay vốn là 884 khách hàng, bao gồm 25 doanh nghiệp và 859 hộ gia đình, trong đó nợ xấu là 147 tỉ đồng, chiếm 7% dư nợ cho vay nuôi trồng thủy sản.

Những năm qua, sau những thuận lợi và thành công trong nghề nuôi cá tra, các hộ nuôi loại thủy sản này ở Hậu Giang đã và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như nguồn vốn, nguồn thức ăn, nguồn giống và thị trường tiêu thụ để tồn tại cũng như phát triển nghề nuôi cá tra.

Mặc dù phong trào nuôi cá tra ở Hậu Giang trong thời gian qua phát triển nhanh nhưng còn thiếu bền vững và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi người dân nuôi thâm canh nên đã phải đầu tư nguồn vốn lớn, lãi suất tín dụng cao đã làm cho giá thành tăng. Giá cá tra thương phẩm lên xuống thất thường, tiêu thụ khó khăn, đôi khi đã làm cho người nuôi thua lỗ, dẫn đến phải tạm dừng việc nuôi, điều này cũng đã khiến các nhà máy chế biến cá tra trên địa bàn thiếu nguồn nguyên liệu phải ngừng hoạt động.

Một số cơ sở nuôi cá tra chưa chấp hành tốt các quy định xử lý môi trường ao nuôi và thức ăn, thuốc phòng trị bệnh cho cá, do vậy đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm cá nguyên liệu. Thực tế trong thời gian qua, không ít hộ nuôi cá tra ở Hậu Giang lâm vào khó khăn, do giá thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh liên tục tăng cao.

Trong khi chất lượng con giống chưa đảm bảo, giá cá nguyên liệu bán ra dưới giá thành, thị trường xuất khẩu thu hẹp và đòi hỏi chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt. Trong đó, khoản nợ vay ngân hàng đã khiến nhiều hộ nuôi cá tra rơi vào tình trạng phá sản.

Để khắc phục những khó khăn trên, tỉnh Hậu Giang đang tập trung khắc phục những diện tích thả nuôi manh mún, nhỏ lẻ, cùng với đó là liên kết sản xuất thông qua xây dựng hợp tác xã nuôi cá tra, nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn. Đồng thời, gắn kết với quy trình sản xuất tiên tiến như VietGAP để bảo vệ môi trường, tạo ra vùng nguyên liệu có chất lượng đồng nhất, đảm bảo cung ứng thị trường xuất khẩu lâu dài cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, các ngành chức năng cũng chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng thủy sản. Từ đó, giúp cho nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp có cơ hội nhìn nhận, hoạch định lại cơ chế chính sách đối với nghề nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra ngày càng phù hợp hơn trong tình hình hiện nay và thời gian tới.


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên Xử Lý Nghiêm Các Hành Vi Sản Xuất, Kinh Doanh Tôm Chứa Tạp Chất Phú Yên Xử Lý Nghiêm Các Hành Vi Sản Xuất, Kinh Doanh Tôm Chứa Tạp Chất

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có chỉ thị về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên.

24/09/2014
Cà Mau Tìm Được Đầu Ra Cho Cá Sặc Rằn Cà Mau Tìm Được Đầu Ra Cho Cá Sặc Rằn

Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đang mở rộng diện tích nuôi cá sặc rằn vì được 1 doanh nghiệp trong nước bao tiêu sản phẩm suốt quá trình từ cung cấp con giống đến thức ăn, thu mua cá, trong đó có sự hỗ trợ của Nhà nước về khoa học kỹ thuật.

24/09/2014
Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông - Lâm Nghiệp Tây Nguyên Tập Huấn Chăn Nuôi Bò Thịt Cho Nông Dân Huyện Chư Jút (Đắk Nông) Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông - Lâm Nghiệp Tây Nguyên Tập Huấn Chăn Nuôi Bò Thịt Cho Nông Dân Huyện Chư Jút (Đắk Nông)

Xây dựng kế hoạch thức ăn xanh cho bò và kế hoạch trồng cỏ; Các phương thức, kỹ thuật, điều kiện để nuôi bò vỗ béo; Cách chế biến các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho bò; Các kiến thức về một số bệnh thường gặp ở bò…

24/09/2014
Thử Nghiệm Mô Hình Nuôi Rắn Mối Giống Và Thương Phẩm Thử Nghiệm Mô Hình Nuôi Rắn Mối Giống Và Thương Phẩm

Đây là mô hình mới lần đầu tiên đưa vào thử nghiệm trên địa bàn huyện Phong Điền. Trong thời gian 8 tháng nuôi thử nghiệm, nếu mô hình thành công sẽ mở rộng quy mô, số lượng người tham gia nuôi trên địa bàn.

24/09/2014
Heo Giống Hút Hàng, Tăng Giá Ở Hậu Giang Heo Giống Hút Hàng, Tăng Giá Ở Hậu Giang

Mấy tháng nay Ở Hậu Giang, giá heo hơi vẫn giữ ổn định ở mức cao từ 50.000 đồng/kg trở lên nên người chăn nuôi có xu hướng trở lại nuôi heo, nhất là nuôi heo đợt bán Tết Nguyên đán sắp tới. Vì vậy đẩy giá heo giống tăng vọt từ 100.000 đồng/kg tăng lên 110.000 - 120.000 đồng/kg.

24/09/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.