Hấp Dẫn Nấm Bào Ngư Anh Lũy
Cách nay đúng một năm, đoàn viên Nguyễn Minh Lũy bắt đầu trồng nấm bào ngư. Hiện nay, Minh Lũy đang sở hữu 36.000 phôi (bịch) nấm bào ngư, thu hoạch gần 10.800kg nấm, đem về gần 500 triệu đồng.
Nấm bào ngư của Minh Lũy trồng thuộc loại bào ngư xám đang được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh. Tận dụng những khoảng đất trống trong vườn dừa, tháng 3-2012 Minh Lũy cất trại trồng nấm bào ngư.
Theo đuổi nghề trồng nấm
Đoàn viên Minh Lũy cho biết, nguyên liệu chính làm môi trường nuôi nấm là các loại phế thải nông nghiệp giàu chất cenluloz như: rơm rạ và mùn cưa thuộc loại gỗ mềm. Mùn cưa sau khi qua xử lý, ủ chín, phối trộn chất dinh dưỡng, vô phôi, hấp tiệt trùng, cấy meo giống.
Sau 20 - 25 ngày, tơ nấm mọc đầy phôi, lúc này phôi được đem vào trại nấm để chăm sóc và thu hoạch nấm. Trại nấm phải sạch, cao ráo, thoáng khí, thoát nước và giữ được độ ẩm. Các phôi nấm được treo dưới những thanh ngang, mỗi dây có thể treo từ 6 - 10 bịch phôi. Mỗi khối dây treo nên chừa lối đi để tiện chăm sóc và thu hoạch.
Trại phải được khử trùng bằng vôi bột trước khi đưa phôi vào. Cứ 100gr vôi bột/1m2 rải đều xung quanh nền trại (trại phải được lợp bằng lá, xung quanh bằng vách lá). Chọn những phôi có sợi tơ nấm mọc trắng đều trên phôi, sau đó tháo nút bông phía trên miệng phôi hoặc dùng dao lam rạch từ 3 - 4 đường dài khoảng 3 - 4cm trên phôi.
Rạch phôi xong để ngày hôm sau mới phun nước tưới. Nước tưới nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất gây hại nấm. Nên tưới bằng bình phun sương hay vòi phun thật mịn. Tưới nước nhiều hay ít tùy theo ẩm độ không khí của trại nấm.
Bình quân tưới 2 lần/ngày, nếu khô thì từ 3 - 4lần/ngày. Nhiệt độ thích hợp 25-32oC, tốt nhất là giữ nhiệt độ 28oC. Sau khi rạch phôi nấm khoảng từ 7 - 10 ngày phôi bắt đầu cho ra nấm.
Ban đầu nó là những nụ nấm dạng phễu, khi nó chuyển sang dạng lá lục bình thì thu hái nấm. Thường ta thu hoạch nấm vào buổi sáng sớm, thu hoạch hết cả cụm, không nên để sót lại phần chân nấm vì nó dễ gây nhiễm, làm các lần thu hoạch kế tiếp sẽ không cho nấm tốt, năng suất cũng giảm theo. Sau khi thu hoạch nấm đợt I thì ngưng, để tưới 1-2 ngày.
Nếu thấy phôi xốp nhẹ thì có thể dồn nén phôi lại, sau đó ta rạch thêm xung quanh phôi 1-2 đường, mỗi đường dài khoảng 3-4cm và tiếp tục tưới nước giống như ban đầu để thu hoạch tiếp các đợt sau. Mỗi phôi có thể thu hoạch nhiều nhất 10 đợt trong vòng 4 tháng.
Sau khi thu hoạch, đối với nấm tươi thì bảo quản ở nhiệt độ 10 - 150C (có thể giữ được 4 - 5 ngày). Nếu làm nấm khô thì phơi hoặc sấy. Sau đó bảo quản trong túi kín để nấm không hút ẩm trở lại.
Bảo đảm lời tới lời
“So với các nghề trồng trọt và chăn nuôi khác thì trồng nấm bào ngư chỉ có lời chứ không có chuyện thua lỗ” - Minh Lũy bộc bạch. Trồng nấm không gây ô nhiễm môi trường và giá cả cao, ổn định. Tôi mạnh dạn đầu tư gần 80 triệu đồng để mua phôi, cất trại nấm…
“Ban đầu có thất bại do chưa có kinh nghiệm, tôi cố gắng vượt qua bằng cách tiếp tục học hỏi kinh nghiệm ở bạn bè và nghiên cứu thêm tài liệu. Sau đó tôi lấy lại vốn vào tháng 8-2012. Tháng 3-2012, tôi làm được 1 trại (12.000 phôi) đến tháng 10-2012 nhân lên 2 trại, tổng cộng 36.000 phôi” – Minh Lũy phấn khởi kể lại.
Trồng nấm chỉ vất vả ở khâu đầu tiên là cấy meo vào phôi và treo phôi trong trại nấm. Phần còn lại chỉ ra công tưới nước giữ độ ẩm và thu hoạch. Trồng nấm thì môi trường xung quanh luôn đảm bảo, không làm phiền các hộ xung quanh. Có thể nói trồng nấm bỏ 1 vốn lấy lại 5-6 lời, do 1 phôi thu hoạch nấm đến 10 đợt.
“Năm qua (kể từ tháng 3-2012 đến 3-2013 như đã nêu) tôi thu hoạch gần 10.800kg nấm bào ngư, giá bán từ 45-60 ngàn đồng (chủ yếu bán ở TP. Hồ Chí Minh), thu về gần 500 triệu đồng. Hiện nay, đang thu hoạch vụ thứ nhất của năm 2013” – Minh Lũy không giấu được niềm vui.
Bên cạnh trồng sản xuất nấm bào ngư, sau khi thu hoạch hết nấm, phần bã phôi được Minh Lũy tận dụng trồng nấm rơm. Năm qua, thu được 30kg nấm rơm, bán được 60-70 ngàn đồng/kg. Cuối cùng, anh bán bã phôi cho các hộ trồng hoa kiểng.
Đồng chí Trần Thị Thúy - Bí thư Huyện Đoàn Mỏ Cày Nam cho biết: anh Nguyễn Minh Lũy ở ấp Bình Đông, xã Cẩm Sơn vào Đoàn cách nay khoảng 10 năm, hiện là đoàn viên xuất sắc của Chi đoàn xã Cẩm Sơn.
Năm 2012, Minh Lũy được Huyện Đoàn tặng giấy khen vì có thành tích sản xuất kinh doanh giỏi. Anh đang chuẩn bị nhân rộng mô hình này đến ấp Nhuận Trạch (Cẩm Sơn) và ấp Mỹ Đức (xã Hương Mỹ - Mỏ Cày Nam), với khoảng 36.000 phôi cho 2 hộ.Cách nay đúng một năm, đoàn viên Nguyễn Minh Lũy bắt đầu trồng nấm bào ngư. Hiện nay, Minh Lũy đang sở hữu 36.000 phôi (bịch) nấm bào ngư, thu hoạch gần 10.800kg nấm, đem về gần 500 triệu đồng.
Nấm bào ngư của Minh Lũy trồng thuộc loại bào ngư xám đang được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh. Tận dụng những khoảng đất trống trong vườn dừa, tháng 3-2012 Minh Lũy cất trại trồng nấm bào ngư.
Theo đuổi nghề trồng nấm
Đoàn viên Minh Lũy cho biết, nguyên liệu chính làm môi trường nuôi nấm là các loại phế thải nông nghiệp giàu chất cenluloz như: rơm rạ và mùn cưa thuộc loại gỗ mềm. Mùn cưa sau khi qua xử lý, ủ chín, phối trộn chất dinh dưỡng, vô phôi, hấp tiệt trùng, cấy meo giống.
Sau 20 - 25 ngày, tơ nấm mọc đầy phôi, lúc này phôi được đem vào trại nấm để chăm sóc và thu hoạch nấm. Trại nấm phải sạch, cao ráo, thoáng khí, thoát nước và giữ được độ ẩm. Các phôi nấm được treo dưới những thanh ngang, mỗi dây có thể treo từ 6 - 10 bịch phôi. Mỗi khối dây treo nên chừa lối đi để tiện chăm sóc và thu hoạch.
Trại phải được khử trùng bằng vôi bột trước khi đưa phôi vào. Cứ 100gr vôi bột/1m2 rải đều xung quanh nền trại (trại phải được lợp bằng lá, xung quanh bằng vách lá). Chọn những phôi có sợi tơ nấm mọc trắng đều trên phôi, sau đó tháo nút bông phía trên miệng phôi hoặc dùng dao lam rạch từ 3 - 4 đường dài khoảng 3 - 4cm trên phôi.
Rạch phôi xong để ngày hôm sau mới phun nước tưới. Nước tưới nấm phải sạch, không phèn, không chứa chất gây hại nấm. Nên tưới bằng bình phun sương hay vòi phun thật mịn. Tưới nước nhiều hay ít tùy theo ẩm độ không khí của trại nấm.
Bình quân tưới 2 lần/ngày, nếu khô thì từ 3 - 4lần/ngày. Nhiệt độ thích hợp 25-32oC, tốt nhất là giữ nhiệt độ 28oC. Sau khi rạch phôi nấm khoảng từ 7 - 10 ngày phôi bắt đầu cho ra nấm.
Ban đầu nó là những nụ nấm dạng phễu, khi nó chuyển sang dạng lá lục bình thì thu hái nấm. Thường ta thu hoạch nấm vào buổi sáng sớm, thu hoạch hết cả cụm, không nên để sót lại phần chân nấm vì nó dễ gây nhiễm, làm các lần thu hoạch kế tiếp sẽ không cho nấm tốt, năng suất cũng giảm theo. Sau khi thu hoạch nấm đợt I thì ngưng, để tưới 1-2 ngày.
Nếu thấy phôi xốp nhẹ thì có thể dồn nén phôi lại, sau đó ta rạch thêm xung quanh phôi 1-2 đường, mỗi đường dài khoảng 3-4cm và tiếp tục tưới nước giống như ban đầu để thu hoạch tiếp các đợt sau. Mỗi phôi có thể thu hoạch nhiều nhất 10 đợt trong vòng 4 tháng.
Sau khi thu hoạch, đối với nấm tươi thì bảo quản ở nhiệt độ 10 - 150C (có thể giữ được 4 - 5 ngày). Nếu làm nấm khô thì phơi hoặc sấy. Sau đó bảo quản trong túi kín để nấm không hút ẩm trở lại.
Bảo đảm lời tới lời
“So với các nghề trồng trọt và chăn nuôi khác thì trồng nấm bào ngư chỉ có lời chứ không có chuyện thua lỗ” - Minh Lũy bộc bạch. Trồng nấm không gây ô nhiễm môi trường và giá cả cao, ổn định. Tôi mạnh dạn đầu tư gần 80 triệu đồng để mua phôi, cất trại nấm…
“Ban đầu có thất bại do chưa có kinh nghiệm, tôi cố gắng vượt qua bằng cách tiếp tục học hỏi kinh nghiệm ở bạn bè và nghiên cứu thêm tài liệu. Sau đó tôi lấy lại vốn vào tháng 8-2012. Tháng 3-2012, tôi làm được 1 trại (12.000 phôi) đến tháng 10-2012 nhân lên 2 trại, tổng cộng 36.000 phôi” – Minh Lũy phấn khởi kể lại.
Trồng nấm chỉ vất vả ở khâu đầu tiên là cấy meo vào phôi và treo phôi trong trại nấm. Phần còn lại chỉ ra công tưới nước giữ độ ẩm và thu hoạch. Trồng nấm thì môi trường xung quanh luôn đảm bảo, không làm phiền các hộ xung quanh. Có thể nói trồng nấm bỏ 1 vốn lấy lại 5-6 lời, do 1 phôi thu hoạch nấm đến 10 đợt.
“Năm qua (kể từ tháng 3-2012 đến 3-2013 như đã nêu) tôi thu hoạch gần 10.800kg nấm bào ngư, giá bán từ 45-60 ngàn đồng (chủ yếu bán ở TP. Hồ Chí Minh), thu về gần 500 triệu đồng. Hiện nay, đang thu hoạch vụ thứ nhất của năm 2013” – Minh Lũy không giấu được niềm vui.
Bên cạnh trồng sản xuất nấm bào ngư, sau khi thu hoạch hết nấm, phần bã phôi được Minh Lũy tận dụng trồng nấm rơm. Năm qua, thu được 30kg nấm rơm, bán được 60-70 ngàn đồng/kg. Cuối cùng, anh bán bã phôi cho các hộ trồng hoa kiểng.
Đồng chí Trần Thị Thúy - Bí thư Huyện Đoàn Mỏ Cày Nam cho biết: anh Nguyễn Minh Lũy ở ấp Bình Đông, xã Cẩm Sơn vào Đoàn cách nay khoảng 10 năm, hiện là đoàn viên xuất sắc của Chi đoàn xã Cẩm Sơn.
Năm 2012, Minh Lũy được Huyện Đoàn tặng giấy khen vì có thành tích sản xuất kinh doanh giỏi. Anh đang chuẩn bị nhân rộng mô hình này đến ấp Nhuận Trạch (Cẩm Sơn) và ấp Mỹ Đức (xã Hương Mỹ - Mỏ Cày Nam), với khoảng 36.000 phôi cho 2 hộ.
Có thể bạn quan tâm
Từ năm 2003, tại tỉnh Phúc Kiến, người ta đã nghiên cứu áp dụng kỹ thuật nuôi treo bào ngư trên biển và đạt được hiệu quả khả quan. Tại Việt Nam, hình thức này cũng đang bước đầu được áp dụng, vì vậy chúng tôi xin giới thiệu kết quả nuôi thử nghiệm của Trung Quốc để bạn đọc tham khảo.
Nhu cầu thực phẩm sạch hiện nay đang là một đề tài được bàn luận rất sôi nổi. Đây là một nhu cầu rất thiết thực và có ý nghĩa khi mà có quá nhiều thực phẩm kém chất lượng đang được bày khắp các chợ kể cả siêu thị mà không được kiểm tra giám sát.
Nấm nói chung là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, hàm lượng protein (đạm thực vật) có trong nấm tương đương với thịt, cá và rất giàu chất khoáng, acid amin. Do nấm được trồng trong môi trường sạch: không phân bón, không thuốc sát trùng, nước tưới cũng phải sạch nên nấm được đánh giá là "rau sạch, thịt sạch", có lợi cho người ăn kiêng nói riêng và cho mọi người nói chung.
Nấm sò có tên khoa học là Pleurotus spp., còn có tên khác là nấm bào ngư. Nấm sò có nhiều loại, khác nhau về màu sắc, hình dạng, khả năng thích nghi với các điều kiện nhiệt độ: loại chịu lạnh nhiệt độ thích hợp từ 15-20oC, loại chịu nhiệt thích hợp ở điều kiện nhiệt độ 25-30oC.
Nấm bào ngư có đặc điểm phát triển rất nhanh trên mạt cưa thật mục, vì thế có thể tận dụng nguồn mạt cưa để sản xuất nấm, vừa tốn ít chi phí mà hiệu quả kinh tế lại cao.