Các bệnh thường gặp ở cây nấm bào ngư xám
1/ Bệch mốc xanh và ấu trùng ruồi nhỏ :
- Đa phần việc trồng nấm gặp phải vấn nạn của bệnh mốc xanh và ấu trùng ruồi nhỏ. Để khắc phục bệnh mốc xanh chúng ta hạn chế tưới nước và vệ sinh ở cổ bịch phôi nấm bào ngư xám, sau đó phun nước vôi bột loãng 0,5% – 1% trong trường hợp bịch phôi nấm bào ngư xám bị bệnh quá nặng ta buộc lòng phải loại bỏ nó ra khỏi khuông viên trồng để tránh lây nhiễm cho các bịch phôi khác. Khắc phục việc ấu trùng ruồi sinh sôi, để phòng tránh ta cần làm lưới chắn và vệ sinh khuôn viên trồng không cho ổ dịch phát sinh, trong trường hợp quá nặng ta chen kín lại khuôn viên và phun thuốc Viper vào bên trong trại sau 2 tiếng ta tháo màn che để côn trùng bỏ đi (Đặc biệt chú ý là chúng ta không được phun thuốc khi đang thu hoạch, nên phun khi đã thu hoạch xong).
2/ Nguyên nhân gây ra giảm năng suất của nấm bào ngư xám :
- Việc thiết kế trại nấm quá kín sẽ khiến cho tơ nấm bị chết nên việc chen chắn xung quanh không nên cố định hãy tạo tính cơ động cho khuôn viên để dễ dàng điều khiển ( nên dùng bạc để có thể cuốn lên xuống một cách dễ dàng).
- Bịch phôi nấm bào ngư xám được mang về khuôn viên trồng ta không nên chen chắn quá kín vì thời gian này cây nấm bào ngư xám cần lượng oxy để hô hấp, nếu lượng oxy quá ít tơ nấm bào ngư sẽ ngột, tiết nước vàng, chỉ nên che chắn khi trời nắng hoặc mưa tác động trực tiếp đến bịch phôi.
- Sao khi dọn vệ sinh gốc xong (không nên nạo quá sâu) ta không nên đậy nắp liền vì khi đó bịch phôi còn ẩm, nên để 1 – 2 ngày rồi mới đậy nắp (vì nếu đậy quá sớm sẽ dẫn đến việc thúi nhũng ở cổ bịch phôi)
- Trước khi tháo nắp phải đảm bảo bịch phôi nấm bào ngư xám phải trong giai đoạn lạnh sâu (tưới nước thật lâu càng lâu càng tốt nhưng phải kiểm soát được toàn trại) vì nếu bịch phôi nấm không lạnh sâu sẽ khiến cây nấm bào ngư xám không ra đồng loạt và có hiện tượng khô.
- Nên áp dụng hệ thống phun sương trong khuôn viên trại ngoài việc giảm chi phí ngoài ra còn hiệu quả trong việc sốc lạnh. Ngoài ra cũng nên làm phun sương trên mái khuôn viên trồng có thể làm giảm nhiệt độ khi trời nắng cũng như phòng cháy trong mùa khô.
- Tai nấm bị vàng đỏ : Nguyên nhân xảy ra khi rút nắp bịch phôi 3 – 4 ngày mới tưới nước, lúc đó nấm đã ra đến cổ bịch phôi thì đã khô khi gặp nước thì tai nấm bị vàng đỏ. Tuy nhiên với lứa đầu tiên do có nhiều chất dinh dưỡng trong nguyên liệu (mạc cưa, rơm …) cũng gây ra hiện tượng trên
Qua bài viết này hy vọng mang lại những kiến thức hữu ích về các bệnh thường gặp ở cây nấm bào ngư xám. Để hiểu rõ hơn những lợi ích, giá trị dinh dưỡng cây nấm bào ngư xám mang lại mình sẽ chia sẻ trong thời gian sớm nhất.
Có thể bạn quan tâm
Đây là món ăn chay, làm cực nhanh và đơn giản, ăn nhiều cũng không sợ lên cân mà còn tốt cho sức khỏe, phù hợp nhất cho những phụ nữ bận rộn và không có nhiều thời gian nội trợ.
Ở nước ta, nấm bào ngư được biết đến như là một cái tên chung cho một số loại nấm trên thị trường hiện nay. Chúng ta có thể bắt gặp nhiều loại nấm như: nấm bào ngư trắng, bào ngư xám và nấm bào ngư Nhật, nấm bào ngư vàng… Nấm bào ngư được trồng nhiều ở Bến tre. Vì khí hậu ở đây rất phù hợp để cây nấm phát triển mạnh.
Làm phôi nấm bào ngư là công đoạn thứ 2 của quy trình trồng nấm bào ngư.