Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hành trình quảng bá nhãn hiệu nếp Phú Tân An Giang

Hành trình quảng bá nhãn hiệu nếp Phú Tân An Giang
Ngày đăng: 15/10/2015

Tích cực chuyển giao kỹ thuật trong canh tác giúp nông dân tăng năng suất nếp

Với 18 cơ sở lớn sản xuất - kinh doanh nếp, nông dân huyện Phú Tân từ lâu đã mong ước có được thương hiệu riêng của huyện để quảng bá rộng rãi trên thị trường giúp đầu ra chất lượng hơn.

Trước mùa thu hoạch, các doanh nghiệp trong huyện tự tổ chức thu mua, xay xát và tiêu thụ sản phẩm theo đơn đặt hàng và hợp đồng với thương lái ngoài tỉnh.

Mặc dù doanh nghiệp tại địa bàn huyện quan tâm đến việc đầu tư quy trình đóng gói, gắn nhãn mác, mẫu mã sản phẩm nếp Phú Tân nhưng thương lái ngoài tỉnh “không cần” nhãn hiệu, họ chỉ mua sản phẩm thô về để tự tiêu thụ ở nơi khác.

Nhằm quảng bá nhãn hiệu tập thể “Nếp Phú Tân”, UBND huyện đã chỉ đạo các ngành, xã, thị trấn hỗ trợ các Hợp tác xã (HTX) chọn giống nếp chất lượng đóng gói sản phẩm tham gia các kỳ hội chợ, hội thảo trong và ngoài tỉnh.

Năm 2006, HTX nông nghiệp Tân Mỹ Hưng do ông Trần Thanh Dũng làm chủ nhiệm đã đại diện cho 8 HTX để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể “Nếp Phú Tân”.

Năm 2009, lần đầu tiên HTX Tân Mỹ Hưng chọn giống nếp chất lượng đóng gói sản phẩm bao 2kg, 5kg, 10kg tham gia tại hội chợ ở Thủ Đức và TP.

Hồ Chí Minh.

Được Phòng Kinh tế - Hạ tầng mời kết nạp làm thành viên để sử dụng nhãn hiệu tập thể, thời gian qua, doanh nghiệp xay xát Hòa An (Phú Hưng) và Công ty TNHH Thanh Bích (Tân Trung) đã tham gia đóng gói bao 2kg, 5kg, 50kg gắn nhãn hiệu “Nếp Phú Tân” để bán trên thị trường và tham gia các kỳ hội chợ trong, ngoài tỉnh.

Là địa phương được UBND tỉnh quy hoạch thành vùng chuyên canh nếp, đê bao khép kín 3 vụ/năm, ngành Nông nghiệp Phú Tân đã chủ động chuyển giao kỹ thuật, kiến thức về giống, cơ giới hóa đến đông đảo nông dân.

Cách đây 6 năm, Sở Khoa học và Công nghệ hợp đồng với Trường đại học Cần Thơ tham gia nghiên cứu, phục tráng thành công giống nếp CK92, CK2003.

Trong đó, giống CK92 được chọn lọc lai tạo từ giống nếp đùm, cho nhiều hạt hơn bộ giống nguyên chủng, thời gian sinh trưởng ngắn ngày.

Từ năm 2010 đến 2012, mỗi năm, Trường đại học Cần Thơ chuyển giao 2kg nếp thuần, ngành Nông nghiệp lần lượt phân phối cho nông dân thuộc các Tổ nhân giống sản xuất, từ các tổ này tiếp tục phân phối đến nông dân sử dụng giống nếp thuần chất lượng.

Đến nay, huyện Phú Tân đã có thêm nhiều cơ hội để nông dân tiêu thụ sản phẩm nếp thuận lợi:

Công ty Cổ phần Thương mại đầu tư Tín Thương triển khai mô hình “Chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lúa nếp” và hợp đồng với HTX, nông dân xã Phú Thành sản xuất 517 héc-ta nếp vụ đông xuân, hè thu, thu đông năm 2015, với phương thức công ty cho nông dân ứng trước 5 triệu đồng/héc-ta để mua giống, vật tư; còn giá thu mua sản phẩm theo giá thị trường tại thời điểm thu hoạch nếp.

Ngoài ra, Công ty Lương thực Thực phẩm An Giang hợp đồng thu mua 200 héc-ta nếp vụ đông xuân 2015 và Công ty Tân Thạnh An hợp đồng tiêu thụ 400 héc-ta nếp tại xã Phú An vụ đông xuân 2015.

Sau thời gian triển khai và không ngừng tìm kiếm giải pháp để phát huy hiệu quả nhãn hiệu tập thể “Nếp Phú Tân”, huyện Phú Tân đã được tỉnh chấp thuận giao Sở Công thương chủ trì cùng các sở, ngành tỉnh, UBND huyện xây dựng “Đề án phát triển nhãn hiệu nếp Phú Tân”.

Bước đầu, huyện thí điểm chọn HTX nông nghiệp Phú An thực hiện mô hình gắn kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nếp giai đoạn 2016 - 2020 để từ đó nhân rộng trên toàn địa bàn.

Hành trình quảng bá nhãn hiệu “Nếp Phú Tân” đã và đang đưa nông dân trồng nếp đến gần với những cơ hội mới, tiếp cận và vươn xa đến các thị trường, gắn liền với đó là những tiềm năng sẽ thúc đẩy kinh tế huyện phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Chôm Chôm Nghịch Vụ Cho Thu Nhập Cao Ở Tiền Giang Chôm Chôm Nghịch Vụ Cho Thu Nhập Cao Ở Tiền Giang

Huyện Cai Lậy (Tiền Giang) có 600 ha trồng chôm chôm Java, chôm chôm nhãn và chôm chôm Thái, thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương, năng suất bình quân đạt 20 tấn/ha. Tập trung ở các xã: Tân Phong, Ngũ Hiệp, Hội Xuân và Hiệp Đức.

10/11/2012
Giá Tăng, Nông Dân Hết Mía Ở Hậu Giang Giá Tăng, Nông Dân Hết Mía Ở Hậu Giang

Những ngày gần đây, giá mía tại vùng nguyên liệu huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) có chiều hướng nhích lên. Tuy giá tăng, nhưng diện tích mía còn lại không nhiều và lợi nhuận của nông dân được cải thiện không đáng kể.

12/11/2012
Nuôi Tắc Kè, Làm Chơi Ăn Thật Nuôi Tắc Kè, Làm Chơi Ăn Thật

Tận dụng mảnh đất nhỏ sát bờ ao, gia đình ông Nguyễn Thành Lũy (ngụ xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh) đã xây dựng chuồng trại để nuôi hàng ngàn con tắc kè, thu lợi trên 50 triệu đồng/năm.

23/06/2013
Thả Nuôi Tôm Sú, Tôm Chân Trắng Từ Đầu Tháng 3 Ở Khánh Hòa Thả Nuôi Tôm Sú, Tôm Chân Trắng Từ Đầu Tháng 3 Ở Khánh Hòa

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vụ nuôi tôm sú năm nay, người dân chỉ nên thả nuôi 1 vụ, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7. Đối với tôm chân trắng, có thể nuôi 2 vụ, vụ 1 bắt đầu từ cuối tháng 3, vụ 2 kết thúc trước tháng 11. Về mật độ nuôi, đối với tôm sú có thể nuôi từ 20 đến 25 con giống/m2; đối với tôm chân trắng vụ 1 nên thả với mật độ từ 80 đến 100 con giống/m2, vụ 2 thả thưa hơn với mật độ từ 60 đến 80 con giống/m2.

07/03/2013
Nhân Giống “Cá Tiến Vua” Để Xóa Nghèo Ở Quang Bình (Hà Giang) Nhân Giống “Cá Tiến Vua” Để Xóa Nghèo Ở Quang Bình (Hà Giang)

Hiện nay, những loài cá được liệt vào hàng quý hiếm trong tự nhiên đang bị khai thác quá mức, nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Do vậy, bảo tồn nguồn gen quý hiếm của các loài cá này đang trở nên cấp bách. Tuy nhiên, việc nhân giống và phát triển nuôi đối tượng này vẫn còn khá gian nan nên nguồn cung cấp cá giống khá khan hiếm và nguồn cung về cá thương phẩm lại càng hiếm hơn...

02/08/2013