Hành Trình Đến Xứ Sở Dừa - Philippines

Quốc đảo Philippines bao gồm hơn 7.100 hòn đảo lớn nhỏ. Cây dừa có mặt tại 68/79 tỉnh thành của quốc đảo này. Hiện 3,3 triệu ha đất nông nghiệp của Philipines phục vụ cho ngành công nghiệp dừa, chiếm gần 30% diện tích đất tự nhiên.
Kavic là một trong những nông dân trồng dừa ở làng Situ Lobo, tỉnh Camarines Norte. Ông được thừa hưởng của cha mẹ 3 ha đất trồng dừa. Theo lời ông, nếu thời tiết thuận lợi, mỗi ha dừa cho ông thu nhập khoảng 16.000 peso tương đương khoảng 4.000 USD mỗi năm.
Ông Kavic cho biết: “Khoảng 8 năm là dừa có thể tiến hành thu hoạch được. Những loại lá dừa như thế này có thể làm những đồ thủ công rất đẹp. Ngoài ra lá dừa còn có thể là mái nhà, gỉam bớt chi phí xây dựng cho người dân địa phương. Các sản phẩm đồ thủ công từ dừa cũng có giá thành rất rẻ, dễ tiêu thụ tại nhiều thị trường. Người dân địa phương thường làm các loại rổ rá, lọ hoa từ lá dừa.”
Tại làng Situ Lobo, người trồng dừa thường bán dừa tại đường quốc lộ. Thương lái sẽ thu mua dừa và mang đến các nhà máy chế biến dừa. Hiện này, làng Situ Lobo có khoảng 100 người trồng dừa, thu hút hàng trăm lao động tham gia vào quá trình thu hoạch. Vào mùa thu hoach, mỗi nhân công có thể kiếm được 150-200 peso từ việc thu hái và vận chuyển ra đường quốc lộ để bán.
Theo cơ quan quản lý ngành dừa tại tỉnh Camarine Norte, để hỗ trợ các hoạt động trồng dừa của địa phương, cơ quan này đã thực hiện các dự án nâng cao chất lượng cây dừa và các sản phẩm từ dừa.
Ông Basisilo Ababa, Đại diện cơ quan quản lý ngành dừa tỉnh Camarines Norte cho biết: “Chúng tôi tiến hành xây dựng các chương trình phát triển cây dừa tại nhiều nơi, hướng dẫn người dân cách trồng dừa sao cho hiệu quả trên mảnh đất của mình. Cùng với đó, chúng tôi hướng dẫn người dân cách tạo ra những sản phẩm có giá trị cao từ dừa phục vụ cho nhu cầu của thị trường.”
Theo thống kê của Bộ nông nghiệp Philippine, năm 2010 số lượng các sản phẩm dừa xuất khẩu của Philippines lên đến 2,35 triệu tấn cơm dừa trị giá khoảng 1,5 tỷ USD. Mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2011 – 2016 là tăng năng suất các vườn dừa thông qua các chương trình trồng, trồng lại, các chương trình cải tạo đất, phát triển các vườn ươm và quản lý côn trùng gây bệnh. Dự kiến sản lượng dừa sẽ tăng thêm 75.000 tấn cơm dừa hàng năm. Ngành dừa Philippines sẽ cần khoảng 8,02 tỷ peso để đầu tư cho việc tăng năng suất trong giai đoạn 2011-2016.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng 10.2014 đến nay, giá heo ở Hoài Ân (Bình Định) bắt đầu sụt giảm nghiêm trọng. Hiện giá heo loại đẹp, nạc nhiều, trọng lượng từ 60kg - 70kg/con chỉ còn 42 ngàn đồng đến 43 ngàn đồng/kg; heo từ 80kg đến 1 tạ/con chỉ bán được với giá từ 34 ngàn đồng đến 35 ngàn đồng/kg.

Yên Thành hàng năm cung cấp ra thị trường hàng trăm tấn sản phẩm nấm tươi và nấm khô các loại. Nhờ có nhiều cơ chế chính sách trong hỗ trợ về giống, cơ sở vật chất, chuyển giao tiến bộ KHKT, đến nay trên địa bàn 24 xã ở Yên Thành đã có hơn 80 hộ duy trì sản xuất, trong đó có 2 trang trại có quy mô, có lò hấp thanh trùng và 15 gia trại.

Tại buổi làm việc, ông Daiken Murakami đã giới thiệu công nghệ trồng trọt mới trong ngành nông nghiệp. Theo đó, Tập đoàn Showa Denko đã nghiên cứu thành công kỹ thuật trồng rau sạch trong nhà sử dụng ánh sáng đèn Led. Bóng đèn Led có thể tạo ra bước sóng ánh sáng tối ưu, đáp ứng nhu cầu phát triển của thực vật và thúc đẩy tăng trưởng khoảng 2,5 lần so với ánh sáng thông thường.

Chị Quỳnh Liên, ngụ phường Tân Quy, quận 7, cho biết chị vừa đi chợ nghe tiểu thương nói Tết này giá chuối để chưng sẽ tăng mạnh. "Nhưng dù giá có tăng cao bao nhiêu thì cũng phải ráng mua ít nải chuối xanh về để thờ cúng ông bà. Tết nhất mà trên bàn thờ không có loại trái cây này thì kỳ lắm” - chị Liên chia sẻ.

Nguyên nhân rớt giá một phần do các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn tỉnh (Tịnh Biên, Vĩnh Xương) ngưng làm thủ tục (đóng cửa) lúc 18 giờ hàng ngày, khiến dưa hấu bị hạn chế khi xuất khẩu sang Campuchia, trong khi đây là thời điểm làm ăn sôi động. Thương nhân hai nước đề nghị UBND tỉnh xem xét, cho mở cửa biên giới đến 21 giờ đêm để thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa.