Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hàng trăm hộ nuôi tôm gặp khó do mất mùa

Hàng trăm hộ nuôi tôm gặp khó do mất mùa
Ngày đăng: 08/08/2015

Toàn tỉnh hiện có tới 290.000 ha đất nuôi tôm; trong đó, 9.000 ha nuôi công nghiệp, còn lại là nuôi quảng canh cải tiến. Hình thức nuôi quảng canh cải tiến được nhiều hộ lựa chọn bởi cho thu nhập bền vững. Tình trạng tôm nuôi mất mùa ngay từ vụ đầu là chưa từng xảy ra ở tỉnh Cà Mau.

Theo bà con, các vụ tôm sú quảng canh cải tiến trước đây chỉ thả nuôi 60 ngày sau là bắt đầu cho thu hoạch. Thu nhập ít nhất là 500.000 đồng/ngày/hộ, nhưng năm nay, gần như mất trắng.

Ông Trần Văn Giang, nông dân nuôi tôm xã Tân Hưng, huyện Cái Nước cho biết, thời gian này năm trước, hộ ông thu nhập trên 100 triệu đồng nhưng năm nay, hơn hai tháng qua, gia đình không thu hoạch được con tôm nào.

Theo ông Nguyễn Thành Tâm, nông dân nuôi tôm xã Khánh Tiến, huyện U Minh, từ trước đến nay, bà con không nuôi tôm công nghiệp bởi đầu tư lớn, rủi ro cao.

Ông Lý Văn Thuận, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến thủy sản tỉnh Cà Mau cho biết, sản lượng tôm nuôi năm nay giảm 15% so với cùng kỳ. Nếu nuôi tôm theo hình thức công nghiệp, chuyện được mùa, thất mùa là thường thấy. Tuy nhiên, nuôi quảng canh cải tiến thì việc mất mùa như năm nay là hiếm thấy. Hiện cũng chưa tìm được nguyên nhân của tình trạng này, trong khi đó, cuộc sống của bà con nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

Không những vậy, từ đầu năm đến nay, giá tôm giảm liên tục. Hiện trên thị trường tôm loại 20 con/kg giá 190.000 đồng/kg, giảm 60.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Tôm loại 30 con/kg giá 150.000 đồng/kg, giảm 60.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Theo các cơ quan chức năng, giá tôm giảm do thị trường xuất khẩu đang gặp khó khăn nên đã chủ động giảm chế biến tránh hàng tồn kho, nhà máy buộc phải hạ giá mua tôm nguyên liệu.

Tuy nhiên, theo dự báo, tình hình xuất khẩu thủy sản từ nay đến cuối năm sẽ khả quan do Việt Nam vừa ký kết được các hiệp định thương mại với các thị trường lớn; trong đó có Hàn Quốc, Liên minh Á - Âu, cùng với việc giữ ổn định thị trường truyền thống.


Có thể bạn quan tâm

Bắc Kạn: Làm giàu từ nghề nuôi ong lấy mật Bắc Kạn: Làm giàu từ nghề nuôi ong lấy mật

Mô hình nuôi ong mật của gia đình ông Đàm Văn Khoa, tổ 11B, phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn mỗi năm thu lãi trên 70 triệu đồng từ tiền bán mật

19/04/2017
Trồng cây dược liệu chữa bệnh sỏi thận, thu hàng trăm triệu mỗi năm Trồng cây dược liệu chữa bệnh sỏi thận, thu hàng trăm triệu mỗi năm

Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, biến những diện tích đất trồng lúa bị bỏ hoang do hạn hán thành vùng sản xuất cây dược liệu

20/04/2017
Nàng kỹ sư IT bỏ nghề đi trồng nấm linh chi thu tiền tỷ Nàng kỹ sư IT bỏ nghề đi trồng nấm linh chi thu tiền tỷ

Hiếu nảy ý định tạo ra các sản phẩm khác như cao nấm linh chi đỏ hay linh chi hòa tan. Đây là các sản phẩm được bổ sung thêm các loại thảo dược khác

22/04/2017
Khởi nghiệp với mô hình trồng nấm bào ngư sạch Khởi nghiệp với mô hình trồng nấm bào ngư sạch

Hiện tại, mỗi tháng anh Giàu cung cấp trên 10.000 túi phôi và hàng trăm kg nấm tươi với giá 35.000 đồng/kg. Nấm bào ngư xám là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng

22/04/2017
Thu gần nửa tỷ đồng/năm từ đa canh mía, bưởi, dừa và nuôi ong Thu gần nửa tỷ đồng/năm từ đa canh mía, bưởi, dừa và nuôi ong

Sau nhiều năm độc canh cây mía, ông Phương đã thay đổi tư duy, chuyển sang mô hình đa canh gồm mía, bưởi, dừa, kết hợp với nuôi ong.

22/04/2017