Hàng ngàn người trồng hoa kiểng ở ĐBSCL khóc ròng vì thời tiết
Hoa tết hao hụt
Ông Đoàn Hữu Bốn - Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Hoa kiểng Bình An, tại làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ (quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ) cho biết:
“Năm nay HTX cung ứng ra thị trường khoảng 320.000 giỏ hoa các loại, với 17 chủng loại hoa và khoảng 500 chậu hoa kiểng.
Mấy ngày nay thời tiết đột ngột chuyển lạnh, mưa trái mùa kéo dài nhiều ngày khiến bà con ở làng hoa vô cùng lo lắng vì nguy cơ hao hụt là rất lớn”.
Ông Nguyễn Văn Có, thành viên HTX chia sẻ: “Năm nay gia đình tôi chuẩn bị khoảng 5.000 giỏ hoa phục vụ tết, ngoài các loại cúc và vạn thọ thì tôi còn trồng thử cẩm tú cầu, tuy nhiên tình hình không được khả quan cho lắm, hoa không đạt và bị hao hụt rất nhiều.
Riêng cúc mâm xôi thì có khoảng 200 giỏ có dấu hiệu chựng lại, không ra hoa, nếu cứ mưa như bây giờ thì coi như bỏ hết, thiệt hại gần 40 triệu đồng”.
Ông Dương Văn Huyền – Giám đốc HTX cây giống, hoa kiểng Cái Mơn (huyện Chợ Lách, Bến Tre), cho rằng: “Đối với hoa, kiểng phục vụ tết, mẫu mã rất quan trọng, quyết định giá bán và doanh thu của người trồng.
Nếu trong thời gian tới không khí tiếp tục lạnh và kèm mưa lớn sẽ khiến cho hoa và kiểng mang nhiều mầm bệnh, thường thấy nhất là bị vàng lá, cháy lá chết cây và gãy cành.
Đối với những loại hoa chuẩn bị ra hoa thì có thể sẽ bị chựng lại, chết cây; còn số đã ra hoa thì sẽ bị thối rễ, gãy nhánh”.
Sản lượng giảm mạnh
" Khi thời tiết gần tết có diễn biến thất thường thì nhà nông cần theo dõi chặt chẽ tình trạng sinh trưởng của cây trồng và các loại sâu bệnh có khả năng phát sinh để phòng trị kịp thời”.Ông Nguyễn Đức Thanh Bình – Trưởng phòng Kỹ thuật và thông tin quảng bá, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư TP.Cần Thơ
Bên cạnh mặt hàng hoa, kiểng phục vụ tết, nhiều nhà vườn ở miền Tây cũng cho biết sản lượng trái cây phục vụ Tết Bính Thân 2016 giảm khá mạnh so với năm trước, từ 50-70%.
Trong đó, nhiều trái cây có nguy cơ thiếu nguồn cung như bưởi Năm Roi, xoài cát Hòa Lộc, cam sành, quýt đường…
Ông Đinh Văn Phương, người được mệnh danh là “vua” xoài xứ Bảy Ngàn (ấp 2A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), thông tin: “Do mưa nắng thất thường nên cây không đậu trái hoặc trái bị hư; những hộ còn để được trái đến thời điểm này thì lại gặp trời mưa khiến trái bị đen, cũng không còn lại bao nhiêu, sản lượng giảm khoảng 70%.
Không riêng gì nông dân ở đây mà hầu như cả tỉnh ai cũng bị như vậy”.
Còn lão nông Sáu Hồng ở huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp lo lắng: “Khi mưa đến muộn và bất thường như hiện nay thì người trồng dưa như “ngồi trên đống lửa” vì dưa hấu rất dễ bị hư khi gặp mưa nhiều.
Nếu cứ tiếp tục với lượng mưa lớn thì khả năng hao hụt sẽ rất cao do dưa dễ bị nứt trái và chết dây”.
Trước tình hình diễn biến thời tiết bất thường, ông Bùi Thanh Liêm – Trưởng phòng NNPTNT huyện Chợ Lách, Bến Tre cho biết: Hiện chúng tôi đang nghiên cứu tạo ra các giống mới để người dân sản xuất, ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
Có thể bạn quan tâm
Tình hình sản xuất mía niên vụ 2014 - 2015 trên địa bàn Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang gặp rất nhiều khó khăn do dịch bệnh, hạn hán kéo dài. Trước tình hình đó, nhiều nông hộ trên địa bàn thị xã Ninh Hòa đã chủ động chuyển đổi sang cây trồng khác, nhằm đảm bảo thu nhập. Tuy nhiên, với đặc thù canh tác tại địa phương khiến việc chuyển đổi cũng không hề đơn giản.
Huyện hiện có hơn 80.000 dân, bao gồm 3 dân tộc anh em: Kinh, Vân Kiều, Pa Kô, trong đó đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô chiếm gần 50% dân số. Ngoài ra, Hướng Hóa có Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và Quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực trên Hành lang kinh tế Đông-Tây.
Cái Bè là một huyện có diện tích trồng xoài lớn nhất tỉnh Tiền Giang, chủng loại đa dạng như: xoài Cát Hòa Lộc, xoài cát chu, xoài 3 mùa mưa, xoài Đài Loan, xoài Thái… tập trung ở các xã Hòa Hưng, Tân Thanh, Tân Hưng, An Hữu, An Thái Đông, Mỹ Lương, An Thái Trung, Mỹ Đức Tây…