Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hạn chế thiệt hại do bệnh gan thận mủ trên cá tra

Hạn chế thiệt hại do bệnh gan thận mủ trên cá tra
Ngày đăng: 22/11/2015

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do người nuôi thả giống mật độ cao, môi trường bị ô nhiễm, mầm bệnh không được xử lý triệt để trước khi thải ra sông, rạch…

Để hạn chế thiệt hại do bệnh GTM gây ra, bà con nuôi cá cần theo dõi, kiểm tra chặt chẽ các yếu tố gây bệnh.

Phòng bệnh GTM cho cá tra

Trước đây, bệnh GTM trên cá tra thường xuất hiện vào đầu mùa mùa mưa, cao điểm vào tháng 8 - 1 0 hàng năm và xuất hiện trên cá tra lớn.

Tuy nhiên, những năm gần đây bệnh GTM xuất hiện gần như quanh năm và bệnh xảy ra trên cả cá giống.

Trong các giai đoạn bệnh thì tỷ lệ hao hụt trên cá tra giống là lớn nhất với tỷ lệ hao hụt lên tới 90%.

Đối với hoạt động ương nuôi cá tra, việc theo dõi chặt chẽ đàn cá nuôi có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh GTM nhằm có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng cá chết hàng loạt.

Khi bệnh, cá thường có hoạt động bất thường như:

Hoạt động của cá thay đổi, cá nổi đầu hay tập trung ở khu nước chảy, cá giảm ăn hay bỏ ăn bất thường, nhảy lên mặt nước.

Tuy nhiên, cá tra chỉ có thể được xác định bị bệnh GTM khi có dấu hiệu bệnh lý là những đốm trắng xuất hiện trên gan, thận và tỳ tạng.

Thả giống mật độ cao trong các hệ thống nuôi cá tra thâm canh làm cho cá bị sốc và gây nên những biến đổi về môi trường là điều kiện thuận lợi cho bệnh GTM bộc phát.

Người nuôi cần theo dõi hoạt động, biểu hiện của cá trong điều kiện nhiệt độ mà bệnh GTM dễ bùng phát (từ 28 - 300C).

Khi điều kiện môi trường xấu cần đưa ra biện pháp điều chỉnh thích hợp bằng các biện pháp như thay nước mới, cấp thêm nước vào ao.

Chế độ ăn không phù hợp dễ làm tăng độ mẫn cảm của cá tra đối với vi khuẩn E. ictaluri gây ra bệnh GTM.

Bởi nếu cho cá ăn quá nhiều thì lượng thức ăn dư thừa thải ra môi trường bên ngoài sẽ làm tích tụ chất cặn bã gây nên ô nhiễm cho ao nuôi, từ đó làm cho cá dễ mẫn cảm với mầm bệnh.

Khi cá ở giai đoạn nhỏ (từ 50 - 80g) cho ăn tối đa khoảng 5% trọng lượng cơ thể, cá lớn khoảng 2% trọng lượng cơ thể.

Không cho cá ăn vào thời điểm nhiệt độ nước thấp hay cho ăn vào giữa trưa khi mặt trời lên cao.

Sự tích tụ chất thải từ thức ăn dư thừa sẽ sinh ra độc tố khi phân hủy làm ảnh hưởng trực tiếp đến cá và tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.

Do vậy, không nên thả cá giống với mật trên 60 con/m2, cần phải thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường như Oxy, pH, nhiệt độ, NH3, độ mặn… ít nhất 1 lần/tuần vào những thời điểm nhất định trong ngày.

Khi thấy cá nuôi có những dấu hiệu bất thường, việc ngưng cho cá ăn hoặc giảm lượng thức ăn có thể là một biện pháp tốt để hạn chế tình trạng cá chết.

Hạn chế dịch bệnh lây lan

Khi mua cá tra giống thả nuôi cần chọn những cơ sở uy tín, được cơ quan Thú y kiểm dịch có kết quả âm tính đối với các mầm bệnh nguy hiểm; đặc biệt không chọn cá giống đã nhiễm bệnh GTM.

Cá giống cần được quan sát cẩn thận, mỗi biểu hiện bất thường hoặc triệu chứng bệnh ở cá phải được xử lý kịp thời.

Sau khi vận chuyển cá tra giống về cơ sở nuôi cần chú ý loại bỏ những con cá bị xây xát nhiều; đồng thời tắm cá giống qua nước muối nồng độ 0,5% từ 5 - 10 phút trước khi thả nuôi.

Tình trạng cá chết do bị bệnh (nhất là bệnh GTM) được người nuôi vứt ra sông, bán cá chết cho những hộ nuôi cá chim hay chôn không đúng cách đã tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác.

Vì vậy, để hạn chế việc lây lan mầm bệnh người nuôi cá tra cần khử trùng các dụng cụ nuôi cá bằng Chlorine nồng độ từ 10 - 15 g/m3 trong 30 phút, phát hiện cá chết phải vớt ra khỏi ao ngay và chôn vào hố cách ly có rải vôi sống (CaO) để tiệt trùng, và nước thải từ ao cá bệnh cần được diệt khuẩn trước khi thải vào các kinh, sông.

Khi cá tra đã bị bệnh GTM thì sẽ rất dễ nhiễm các mầm bệnh khác như: Ký sinh trùng, bệnh xuất huyết và bệnh trắng gan, trắng mang… làm tình trạng cá chết càng nặng hơn.

Do đó, người nuôi cần quan sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của cá để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp hữu hiệu phòng trị bệnh.

Và để điều trị bệnh GTM trên cá tra cần phải sử dụng đến kháng sinh, tuy nhiên việc lựa chọn kháng sinh điều trị hiệu quả, tránh việc sử dụng kháng sinh đã bị lờn thuốc cần dựa vào kết quả làm kháng sinh đồ.

Bệnh GTM trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ra.

Đầu tiên loại vi khuẩn này được phân lập trên cá nheo Mỹ (Ictalurus furcatus) gây bệnh nhiễm trùng máu, trên cá trê trắng (Clarias batrachus) ở Thái Lan và trên một số loài cá da trơn khác.

Năm 1998, bệnh GTM bắt đầu xuất hiện ở các vùng nuôi cá tra thâm canh phát triển mạnh ở các tỉnh ĐBSCL như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ; sau đó bệnh này lan dần sang các vùng nuôi cá tra lân cận và xuất hiện toàn vùng có nuôi cá tra thâm canh.


Có thể bạn quan tâm

Thử nghiệm nuôi gà sinh sản an toàn sinh học Thử nghiệm nuôi gà sinh sản an toàn sinh học

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) phối hợp với Viện Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa thử nghiệm mô hình nuôi gà sinh sản bằng phương pháp an toàn sinh học với 5.700 con gà mía bố mẹ tại 16 hộ dân ở hai xã Tiến Dũng và Cảnh Thụy.

16/04/2015
Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận yến sào Nha Trang (Khánh Hòa) Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận yến sào Nha Trang (Khánh Hòa)

Sáng 9/4, ông Trần Sơn Hải - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì buổi công bố nhãn hiệu chứng nhận yến sào Nha Trang. Việc công bố nhãn hiệu nhằm đáp ứng nhu cầu trong công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ tổ yến được khai thác từ yến đảo thiên nhiên và yến nuôi trong nhà tại thành phố Nha Trang, đồng thời bảo vệ thương hiệu yến sào của tỉnh Khánh Hòa, tránh hiện tượng làm giả nguồn gốc xuất xứ.

16/04/2015
Chăn nuôi theo chuỗi giá trị hướng đi bền vững cho nông dân Chăn nuôi theo chuỗi giá trị hướng đi bền vững cho nông dân

Tham gia mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị, nông dân liên kết với các doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Đây là hình thức chăn nuôi quy mô nông hộ theo hướng VietGAP (chăn nuôi an toàn sinh học) dù còn mới nhưng hiệu quả cao.

16/04/2015
Thịt sạch chưa được nhận diện Thịt sạch chưa được nhận diện

Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap) triển khai được hơn 4 năm tại Đồng Nai. Toàn tỉnh hiện đã có các vùng chăn nuôi ra sản phẩm sạch, hệ thống lò mổ đến mạng lưới chợ đạt chuẩn an toàn vệ sinh.

16/04/2015
Người thuần hóa vịt trời Người thuần hóa vịt trời

Ngày xưa có câu chuyện cười dân gian đả kích một anh chàng ngốc nghếch đến nỗi cầm tiền mua vịt trời bị trắng tay khi vịt trời bay đi mất. Qua thời gian, cho dù đã có thể thuần hóa rất nhiều cá thể thiên nhiên thì cũng chưa thấy ai thuần hóa thành công vịt trời thành gia cầm.

16/04/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.