Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) Phấn Đấu Đạt 50% Diện Tích Thanh Long Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Đến nay, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã thực hiện sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP được 4.200 ha, trong đó xã Hàm Minh 861 ha, xã Hàm Thạnh 612 ha, xã Hàm Mỹ 539 ha, thị trấn Thuận Nam 494 ha, xã Mương Mán 441 ha, xã Hàm Cường 396 ha.
Ngoài việc duy trì diện tích thanh long đạt chuẩn VietGAP, huyện đang phấn đấu đến năm 2015, nâng tổng diện tích thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP lên 5.700 ha, đạt 50% diện tích. Qua đó nhằm hình thành vùng sản xuất thanh long an toàn, góp phần giữ vững thương hiệu, chất lượng “thanh long Bình Thuận”.
Ông Trần Ngọc Diệp, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam cho biết: Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã có kế hoạch triển khai thực hiện chỉ tiêu đến năm 2015, toàn huyện có 50% diện tích thanh long Viet GAP.
Trước mắt là chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương tập trung hướng dẫn các tổ, nhóm, trang trại, hộ nông dân sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký cấp giấy chứng nhận VietGAP mới 1.500 ha thanh long. Tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc, đóng gói trái thanh long và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chương trình sản xuất thanh long VietGAP.
Các ngành chức năng huyện phối hợp với UBND xã, thị trấn hướng dẫn nông dân đăng ký tham gia xây dựng tổ hợp tác sản xuất thanh long theo VietGAP và giao chỉ tiêu cho từng xã, thị trấn phấn đấu thực hiện. Tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước để phân tích, đánh giá nguy cơ ô nhiễm ở các xã Tân Thành, Tân Lập, Thuận Quý và hướng dẫn các tổ liên kết xây dựng, thực hiện theo đúng quy trình sản xuất thanh long VietGAP.
Đối với diện tích thanh long được cấp giấy chứng nhận Viet GAP, Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long tỉnh cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất các tổ, nhóm sản xuất thanh long để xem xét gia hạn giấy chứng nhận VietGAP và tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đã được quy định tại Quyết định số 1081 và số 03/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh.
Cấp huyện, cấp xã, thị trấn tổ chức họp giao ban theo định kỳ để đánh giá việc triển khai thực hiện chương trình sản xuất thanh long VietGAP và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các tổ, nhóm sản xuất.
Tìm kiếm các doanh nghiệp, cá nhân đứng ra thu mua sản phẩm thanh long VietGAP cho nông dân và vận động các doanh nghiệp thực hiện đóng gói thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.
Có thể bạn quan tâm

17 hộ nuôi cá lồng trên dòng Kênh Than - nơi giao nhau với vịnh Nghi Sơn, thuộc xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) đang đứng ngồi không yên bởi hiện cá chết hàng loạt. Mấy ngày qua, có người đã phát ốm vì thất thu hàng trăm triệu đồng, lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.

So với thời điểm sau Tết Nguyên đán, giá đậu phộng do nông dân huyện Tri Tôn (An Giang) canh tác ở vùng ruộng trên giảm gần 100.000 đồng/giạ (tương đương 40 lít).

Những ngày cuối tháng 7, các vùng quê huyện Gio Linh và Cam Lộ (Quảng Trị) đang vào mùa thu hoạch bơ. Nông dân rất phấn khởi vì vụ bơ năm nay được mùa, cho thu nhập cao.

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu. Trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh đã nuôi thả 15.567ha, trong đó nuôi nội đồng 9.410ha, nuôi mặn lợ 6.159ha.

Ngành chăn nuôi tỉnh Hà Nam hiện có tổng đàn khoảng hơn bốn triệu con gia cầm và 450 nghìn con lợn; hơn 10 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, công suất hàng triệu tấn/năm. Ðể chăn nuôi có hiệu quả, mới đây UBND tỉnh Hà Nam đã có chủ trương thực hiện mô hình cung ứng thức ăn gia súc, gia cầm đến tận các hộ chăn nuôi với sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN và PTNT) Hà Nam, bước đầu mang lại nhiều lợi ích.