Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Hầm biogas – một công trình ba lợi ích

Hầm biogas – một công trình ba lợi ích
Tác giả: Phúc Tần
Ngày đăng: 05/12/2019

Ứng dụng hầm biogas để xử lý ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi mang lại nhiều lợi ích, tận dụng được các phế thải để làm khí đốt, phân bón, nước tưới giúp tiết kiệm chi phí sinh hoạt và sản xuất cho người chăn nuôi.

Theo Trung tâm khuyến nông quốc gia, việc ứng dụng hầm biogas giúp quản lý phân chuồng, xử lý chất thải, sản xuất ra nguồn năng lượng tái tạo là khí gas và bã thải, sử dụng cho nhiều mục đích.

Khí gas được dùng làm chất đốt, còn bã thải do có nhiều dinh dưỡng (các nguyên tố N, P, K) và chứa nhiều chất hữu cơ và một số acid humic, cellulose, hemicellulose, lignin do vậy khi sử dụng bã thải trộn với lớp vụn vỏ dừa đưa vào làm môi trường nuôi trùn và làm phân bón hữu cơ giúp tăng độ phì nhiêu, tăng chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng cho đất. Đồng thời, về lâu dài cũng làm tăng tỷ lệ mùn và tích lũy được nhiều nguyên tố P, K cho đất.

Ngoài ra, nước thải thu được từ hầm lắng của công trình khí sinh học còn được sử dụng để tưới cho cây trồng rất hiệu quả, bởi chúng có chứa một lượng đạm hữu cơ cao hơn từ 1,2 - 1,5 lần so với phân gia súc ủ theo phương pháp khác.

Tuy nhiên, để công trình hầm biogas phát huy hiệu quả, hộ chăn nuôi cần lưu ý: tùy vào số lượng đàn gia súc mà hộ chăn nuôi chọn thể tích hầm phù hợp, trường hợp nuôi gia súc số lượng lớn hoặc quy mô trang trại nên xây dựng thành nhiều hầm.

Xây dựng hầm gần nơi cung cấp nguyên liệu; cách xa nơi đất trũng, hồ ao để tránh bị ngập và gần nơi sử dụng khí để tiết kiệm đường ống, tránh tổn thất. Đặt ở nơi có nhiều nắng, kín gió để giữ nhiệt độ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sinh khí.

Khi cho phân vào hầm không nên để lẫn rơm rạ, trấu, cành cây, làm tắc đường ống của bể. Không đổ vào bể các loại hóa chất diệt khuẩn như xà bông, thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh... điều đó sẽ làm chết các vi khuẩn trong bể.

Trong thiết kế chuồng trại nên làm hai hệ thống thoát nước, một xuống bể biogas và một thoát ra rãnh nước chung để sử dụng trong trường hợp gia súc ốm vì khi đó người chăn nuôi sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh có thể sẽ bị lẫn vào phân nếu đưa xuống bể biogas sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phân bón, nước thải.

Xây dựng hệ thống thu gom chất thải (bể phân giải hiếu khí) dẫn ra hồ sinh học để hệ sinh vật thủy sinh tiếp tục chuyển hóa và phân hủy các chất hữu cơ ở dạng hòa tan nhằm làm giảm hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải hoặc thu gom và sử dụng tưới cho cây trồng.


Có thể bạn quan tâm

Phát triển sinh vật cảnh đem lại hiệu quả kinh tế cao Phát triển sinh vật cảnh đem lại hiệu quả kinh tế cao

Phát triển sinh vật cảnh thành kinh tế sinh thái có giá trị cao; từ đó tạo việc làm, tăng thu nhập, giúp cân bằng hệ sinh thái, môi trường sáng - xanh - sạch

11/07/2019
Hiệu quả kinh tế của cây hoa huệ Hiệu quả kinh tế của cây hoa huệ

Trồng hoa huệ có nhiều ưu điểm như: không tốn công làm cỏ, chăm sóc, ít phải sử dụng thuốc trừ sâu, không phải dùng điện để kích hoa nở, phù hợp với điều kiện

11/07/2019
Cao thủ nuôi lợn an toàn giữa vùng dịch Cao thủ nuôi lợn an toàn giữa vùng dịch

Anh Hoàng Văn Trị, 49 tuổi ở thôn Trà Khê, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, Thái Bình làm giàu ngay trên đất quê mình bằng nghề nuôi lợn và trồng cây cảnh.

11/07/2019
Lão nông chế tạo máy xử lý xác bắp, 15 phút nghiền xong 4 tấn Lão nông chế tạo máy xử lý xác bắp, 15 phút nghiền xong 4 tấn

Ông Trần Công Nẻo ở thị trấn An Phú, huyện An Phú, An Giang đã cải tiến máy chặt bắp, xử lý phụ phẩm để phục vụ chăn nuôi.

11/07/2019
Thúc đẩy sản xuất trái cây sạch xuất khẩu Thúc đẩy sản xuất trái cây sạch xuất khẩu

Sản xuất trái cây VietGAP, GlobalGAP không sử dụng thuốc BVTV có hàm lượng độc tố cao và ngưng thuốc trước khi thu hoạch từ 20 ngày trở lên.

11/07/2019