Hải sâm lại dạt vào bờ biển Thuận An, dân hốt đem bán

Có người dân nhặt được gần 50kg hải sâm tại bờ biển Thuận An
Người dân ở đây cho biết cách đây vài ngày, trong lúc tắm biển, họ phát hiện một loài sinh vật hình thù như hải sâm trôi dạt vào vùng bờ biển Thuận An.
Một số người cho rằng đó là con hải sâm nên đổ xô ra bờ biển nhặt về ăn, có người còn mang ra chợ bán.
Sự việc sau đó lan truyền đến nhiều người. Nhiều du khách đổ về đây tắm biển, bắt gặp hiện tượng này đã vô cùng ngạc nhiên. Người dân ở xã khác nghe tin cũng kéo đến bãi biển tìm hải sâm.
Ông Nguyễn Văn Minh (thôn An Hải, thị trấn Thuận An) cho biết ông nhặt được khoảng 20kg và đang đóng bao ở trong tủ lạnh, một số ông đem phơi để ngâm rượu.
“Nhiều người biết tin sớm nên đã nhặt được nhiều hơn, có người nhặt được gần 50 kg”, ông Minh nói.
Ông Nguyễn Văn Thạnh, một ngư dân ở đây cho biết một số người thấy lạ nên cũng đổ xô ra biển nhặt nhưng không dám ăn vì lo rằng nguồn gốc do nước lạ thả ra. Theo ông Thạnh những người nhặt được nhiều thì đem ra chợ bán với giá 500.000 đồng/kg.
Sáng 24-9, tại khu vực bờ biển Thuận An vẫn còn một số hải sâm đã chết dạt vào bờ. Một số người dân vẫn ra bờ biển với hi vọng nhặt được hải sâm về bán.
Việc hải sâm dạt vào các bờ biển Thừa Thiên - Huế, theo những ngư dân địa phương là một hiện tượng lạ. Ông Nguyễn Văn Vận, một ngư dân ở Thuận An cho hay: “Từ khi sinh ra đến giờ đã hơn bảy mươi năm tôi mới thấy loài này trôi dạt vào bờ”.
Theo ông Nguyễn Quang Vinh Bình, chi cục trưởng Chi cục quản lý nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết: ”Vùng biển Thừa Thiên - Huế không có nhiều hải sâm, nhưng ở các tỉnh miền Nam chuyện này đã xảy ra. Đây là do sự thay đổi của dòng hải lưu khiến hải sâm dạt vào bờ”.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi trồng thuỷ hải sản là một trong những thế mạnh nổi bật của Móng Cái (Quảng Ninh) có đóng góp ngày càng lớn vào GDP thành phố. Đồng thời góp phần cải thiện đời sống ngư dân và nhiều hộ dân đã làm giàu từ nghề này.

Những năm trước đây, thu nhập của người dân xã Giao Thịnh (Giao Thủy - Nam Định) chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, ngoài trồng lúa, xã còn một số diện tích trồng cói, trồng màu. Vì vậy, đời sống người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn do thu nhập thấp.

Dù chưa được nhiều người biết đến nhưng chùm ngây hứa hẹn sẽ là loại cây hữu ích trong tương lai bởi giá trị dinh dưỡng dồi dào và khả năng bảo vệ sức khỏe con người.

Nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh, chủ động phòng trừ sâu bệnh gây hại nên năng suất lúa tại các CĐML đạt bình quân từ 75-80 tạ/ha. Lợi nhuận từ sản xuất lúa tại CĐML đạt 43 triệu đồng/ha/vụ; cao hơn ruộng đối chứng ngoài mô hình gần 18 triệu đồng/ha/vụ.

Nhằm tạo ra những sản phẩm nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, đạt hiệu quả cao, sau một thời gian tìm hiểu về kỹ thuật trồng măng tây xanh ở một số địa phương và nhận thấy điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp, tháng 8-2012, 10 hộ dân ở thôn Tri Thủy 1 đã chuyển đổi 2 ha đất trồng hoa màu cho năng suất thấp sang trồng măng tây xanh.