Hà Tĩnh Xin Trung Ương Hỗ Trợ 725 Tấn Giống Cây, 50 Ngàn Lít Hóa Chất

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi Ban chỉ đạo PCLB trung ương, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính về việc xin hỗ trợ giống cây trồng và vật tư phòng chống dịch bệnh khôi phục sản xuất sau bão, lũ.
Ảnh hưởng của bão số 10 và 11 trong thời gian qua gây thiệt hại lớn đối với sản xuất và đời sống nhân dân Hà Tĩnh.
Riêng lĩnh vực nông nghiệp, gió bão và mưa lớn làm ngập, hư hỏng 624,5 ha lúa mùa, hơn 3.000 ha ngô đông, 838 ha khoai lang, 2.500 ha rau màu các loại; gãy đổ hơn 600 ha cây cao su, hàng ngàn ha cây lâm nghiệp và cây ăn quả; hàng vạn con gia súc, gia cầm bị chết, lũ cuốn trôi; hàng ngàn ha ao hồ NTTS bị ngập tràn; nguy cơ phát sinh dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc...
Nhằm giúp bà con nông dân sớm khôi phục sản xuất, phòng chống dịch bệnh, Hà Tĩnh đề nghị BCĐ PCLB trung ương, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tỉnh 200 tấn giống ngô sản xuất vụ đông 2013 (các giống: VN2, MX2, MX4, MX10, LVN4, LVN10), 25 tấn giống rau sản xuất vụ đông (các giống cải củ Hà Nội, cải ngọt Quảng Phú, cải ngọt Nam Định, cải bẹ mào gà, cải xanh lá vàng, xà lách, đậu đũa) và 500 tấn giống lúa sản xuất vụ xuân 2014 (HT1, Bắc Thơm 7, RVT, N98/N87).
Về vật tư phòng chống dịch bệnh, tỉnh đề nghị hỗ trợ 50 ngàn lít hóa chất Bencokid để tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi và 300 ngàn liều vắc xin dịch tả heo.
Có thể bạn quan tâm

Mấy vụ gần đây, nông dân ở huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) chủ động chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang trồng dưa chuột, mang lại thu nhập hơn hẳn các loại rau màu khác.

Nông dân Võ Văn Quýt, 60 tuổi, nhà ở dưới chân sườn núi Cấm, ấp Ba Xoài, xã An Cư (Tịnh Biên, An Giang) trồng trên 3.500 gốc xoài các loại. Mỗi năm, xoài cho ra trái 1 vụ chính, bắt đầu từ tháng 3 âm lịch và kéo dài 4 tháng. Nhờ tận dụng tối đa các ưu đãi của thiên nhiên và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ông Quýt xử lý xoài cho ra hoa, kết trái nghịch vụ vào khoảng tháng 10 âm lịch, bán được giá, thu được lợi nhuận cao.

Để góp phần thúc đẩy nghề nuôi lợn rừng phát triển bền vững, tạo việc làm cho người dân trên địa bàn, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, thời gian qua, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt dự án khảo nghiệm nuôi lợn rừng sinh sản tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát thuộc Chương trình khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ. Dự án khảo nghiệm với 2 mục tiêu chính: Đánh giá sự thích nghi của lợn rừng đã được thuần hóa nguồn gốc Thái Lan tại huyện Bát Xát; cho phối giống tạo ra giống thuần chủng có chất lượng cao.

Đề cập tới nghề nuôi cá tra (CT), thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tục xuất hiện các cụm từ: “Treo ao”; người nuôi thua lỗ, thiếu vốn; xây dựng nhà máy chế biến CT theo kiểu phong trào... Đó là “một góc” hiện trạng nghề nuôi CT ở vùng ĐBSCL cần có các giải pháp giải quyết.

VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) được kỳ vọng là hướng phát triển bền vững của ngành nuôi tôm nước lợ. Riêng tại Quảng Nam, dù có được kết quả bước đầu nhưng việc nhân rộng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn...