Hà Tĩnh Đón Lộc Đầu Năm

Những ngày đầu năm mới Giáp Ngọ 2014, người dân chăn nuôi đàn hươu sao ở huyện miền núi Hương Sơn của tỉnh Hà Tĩnh phấn khởi vì đã được mùa lộc nhung hươu
Tại huyện miền núi Hương Sơn, hàng ngàn hộ chăn nuôi hươu sao cũng đang vào vụ thu hoạch lộc nhung hươu. Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hương Sơn, cho biết, những ngày này, người dân Hương Sơn tiếp tục được vụ mùa cả về sản lượng, chất lượng lộc nhung hươu, giá thành và bán được con hươu giống giá cao...
Đến nay, tổng đàn hươu của toàn huyện Hương Sơn đã tăng lên gần 31.000 con, trong đó có khoảng 15.000 con hươu đực đang ở vào thời kỳ cho lộc nhung tốt. Dự kiến, tổng sản lượng nhung hươu thu hoạch cả mùa 2014 sẽ đạt khoảng 8 - 10 tấn, ước tính thu về trên dưới 100 tỷ đồng.
Lộc nhung hươu ở Hương Sơn có chất lượng nổi tiếng khắp cả nước từ hàng chục năm qua, và cứ đến mỗi dịp đầu xuân về là thương lái từ Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, TPHCM… lại tìm về đây liên hệ thu mua với giá gốc 11 - 15 triệu đồng/kg lộc nhung tốt, sau đó mang về sử dụng, làm quà tặng hoặc bán lại.
Hiện các xã Sơn Châu, Sơn Lâm, Sơn Quang, Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Ninh, Sơn Giang, Sơn Tây, Sơn Lệ, Sơn Hồng… là những địa phương có số hộ dân nuôi đàn hươu tập trung nhiều nhất huyện từ 10 đến trên 50 con, cho thu nhập bình quân hàng trăm triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, người nuôi hươu ở Hương Sơn còn bán được nhiều con hươu giống đực cho lộc nhung trung bình 7 - 9 triệu đồng/con, con đực khỏe mạnh và cho nhiều lộc nhung chất lượng 15 - 20 triệu đồng/con, hươu cái 3 - 6 triệu đồng/con.
Nghề nuôi hươu lấy lộc nhung làm chủ lực đúng hướng và liên tiếp được mùa lớn, nên đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm giàu cho người dân, góp phần làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn mới tại huyện miền núi này...
Có thể bạn quan tâm

Những ngày qua trên thị trường liên tục phát đi tín hiệu về giá cà phê giảm mạnh và sau đó là mối lo toan lời-lỗ của nông dân. Ðiều đáng quan tâm là phía sau câu chuyện lời-lỗ này, đang buộc nhiều nông dân cần phải tính toán lại chuyện đầu tư, tránh theo kiểu cảm tính như trước đây.

Người dân vùng Phú Tân (An Giang) từ lâu luôn tự hào về cây nếp trên “lãnh địa” của mình bởi bên cạnh lợi thế được huyện, tỉnh quy hoạch trồng trên diện rộng, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng, cây nếp còn cho hiệu quả kinh tế khá cao, vừa xây dựng thương hiệu hạt nếp Phú Tân ngon, dẻo đặc trưng, vừa giúp bánh phồng Phú Mỹ vươn xa ra thị trường các tỉnh bạn. Tuy nhiên, đang có nhiều nông dân ở địa phương khác “ăn theo” nếp Phú Tân, tạo nên tình trạng mất cân đối trong quy hoạch cơ cấu cây trồng.

Vài năm trở lại đây, đặc biệt từ sau Festival Chè lần thứ nhất, nhận thức về làm nghề chè của người dân Thái Nguyên đã có một sự thay đổi lớn, ý thức rất rõ ràng tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu chè sạch.

Là địa phương đứng thứ 3 của tỉnh về diện tích trồng chè với sản lượng khoảng 32 nghìn tấn/năm, cộng với sự hình thành phương thức sản xuất chè từ rất sớm, huyện Đồng Hỷ đã trở thành một trong những “cái nôi” của mảnh đất “Đệ nhất danh Trà”. Để xứng đáng với “tiếng thơm” đó, người làm chè Đồng Hỷ không ngừng nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng cây chè và các sản phẩm trà, góp phần làm nên thương hiệu chung cho ngành Chè Thái Nguyên.

Nước tưới có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng của cây cà phê cũng như sự thành bại của người trồng cà phê sau một năm vất vả chăm sóc, bảo vệ. Nhưng hiện vai trò trọng yếu này đang bị đe dọa khi nước tưới phải đối mặt với nhiều thách thức.