Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Hà Nội phối hợp quản lý an toàn thực phẩm trong nuôi trồng, tiêu thụ sản phẩm thủy sản

Hà Nội phối hợp quản lý an toàn thực phẩm trong nuôi trồng, tiêu thụ sản phẩm thủy sản
Tác giả: Văn Thọ
Ngày đăng: 04/05/2016

Tham dự hội nghị có đại diện Tổng cục Thủy sản, Chi cục Thủy sản của các tỉnh khu vực phía Bắc lân cận Hà Nội, UBND các Huyện thuộc TP. Hà Nội, Các Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản, các hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực thủy sản trên địa bàn thành phố, cùng các phóng viên báo đài đến đưa tin Hội nghị.

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản Hà Nội, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND Thành phố; Sở NN&PTNT đã ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ khuyến khích trong phát triển NTTS; qua đó đã hình thành nhiều vùng nuôi thủy sản tập trung quy mô lớn. Nhiều hộ đã phát triển NTTS theo hướng thâm canh, bán thâm canh mở rộng quy mô và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ổn định và tăng hiệu quả kinh tế.

Trong 2015, diện tích đưa vào NTTS của Thành phố là 21.131 ha, sản lượng đạt 100.216 tấn và năng suất đạt 4,7 tấn/ha. Sản lượng giống thủy sản đạt 1.500 triệu con trong đó gồm 1.123 triệu con cá bột và 377 triệu con cá giống các loại. Phát triển NTTS trong những năm qua đã nâng cao thu thập của người dân, góp phần vào phát triển phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Với điều kiện tự nhiên của Hà Nội rất thích hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt hình đã hình thành các vùng NTTS tập trung đạt kết quả cao tại các huyện Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Thường Tín…

Ngoài ra, tận dụng lợi thế về nguồn lợi thủy sản từ các sông ngòi như: sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Tích, sông Đáy chảy qua, các huyện như Ba Vì, Sơn Tây đã phát triển về nuôi cá lồng bè và khai thác tự nhiên có hiệu quả kinh tế cao.

Đối với công tác phối hợp với các tỉnh phía Bắc về quản lý an toàn thực phẩm trong nuôi trồng tiêu thụ sản phẩm thủy sản và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2015, Ông Hoàng Tiến Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội cho biết: là một trong những địa bàn rộng và thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cũng như thủy hải sản lớn nhất cả nước, hoạt động kinh doanh vận chuyển buôn bán phức tạp dễ xảy những vi phạm về an toàn thực phẩm.

Thực hiện kế hoạch của UBND thành phố về hành động năm cao điểm về VSATTP trong lĩnh vực nông nghiệp, với mục tiêu để sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng được tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh đảm bảo ATTP, đồng thời nâng cao trách nhiệm của đơn vị quản lý nhà nước về thủy sản của Hà Nội và các tỉnh trong phòng chống dịch bệnh; kiểm dịch vận chuyển; kiểm soát sản phẩm thủy sản; truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm thủy sản.

Trong những năm qua, Chi cục Thủy sản Hà Nội đã tăng cường trong công tác quản lý ngăn ngừa dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát ATTP trong nuôi trồng chế biến và tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Chi cục đã tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản và NTTS thương phẩm; kiểm tra các cơ sở kinh doanh, thu gom, bảo quản, chế biến hải sản. Kiểm tra xử lý các cơ sở kinh doanh thuốc, sản phẩm xử lý cái tạo môi trường dùng trong NTTS. Qua đó, đã góp phần vào giảm thiểu các vụ vi phạm liên quan đến ATTP, ổn định nuôi trồng sản xuất trong lĩnh vực thủy sản thủy sản.

Phát biểu tại Hội nghị, đại biểu đến từ các tỉnh khu vực phía Bắc đề nghị Chi cục Thủy sản Hà Nội tăng cường phối hợp trong quản lý, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thủy sản, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm, kiểm soát truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản. Phối hợp trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tăng cường thanh tra xử lý các trường hợp sử dụng xung điện trong khai thác đánh bắt thủy sản trên các vùng sông, hồ. ..

Trong thời gian tới, để kiểm soát tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản phẩm nông nghiệp nói chung và sản phẩm thủy sản nói riêng, Ông Hoàng Tiến Minh đề nghị các tỉnh bạn tăng cường thực hiện một số giải pháp sau: Phối hợp trao đổi thông tin và kinh nghiệm về quy hoạch NTTS, tăng cường kiểm soát các sản phẩm thủy sản, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm trong nuôi trồng sản xuất, vận chuyển tiêu thụ những sản phẩm không đảm bảo VSATTP. , xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển trong nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thủy sản.

Đặc biệt trong việc quản lý sử dụng các chất cấm và chất kháng sinh ngoài danh mục của Bộ NN&PTNT công bố. Phối hợp với các địa phương, các tỉnh thành lân cận trong việc phát hiện ngăn chặn kịp thời các trường hợp vận chuyển tiêu thụ sản phẩm không đảm bảo, không rõ nguồn gốc xuất xứ và không qua kiểm dịch.


Có thể bạn quan tâm

Cấm chế biến hải sản không an toàn ở 4 tỉnh miền Trung Cấm chế biến hải sản không an toàn ở 4 tỉnh miền Trung

Hải sản chết dạt bờ hoặc đánh bắt trong vòng 20 hải lý từ bờ mà kết quả kiểm nghiệm không an toàn sẽ bị cấm sử dụng.

04/05/2016
Phú Thọ hướng đi mới để phát triển thủy sản Phú Thọ hướng đi mới để phát triển thủy sản

Trong khi việc dồn đổi, tích tụ đất đai còn rất khó khăn, chưa nhận được sự đồng tình cao của nhiều người nông dân thì việc dồn đổi diện tích chiêm trũng, thuận lợi cho nuôi thủy sản ở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay lại đạt được kết quả khá tốt. Nhiều diện tích trồng lúa kém hiệu quả đã được chuyển đổi, dồn đổi tạo thành các vùng chuyên nuôi thủy sản rộng hàng trăm ha, cho thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng/năm.

04/05/2016
Nuôi cá biển trong ao đất, mở ra hy vọng mới Nuôi cá biển trong ao đất, mở ra hy vọng mới

Vốn sản xuất 1 vụ tôm, 1 vụ lúa nhưng mặn xâm nhập không thể trồng lúa được nữa, nhiều hộ dân ở vùng ven biển các huyện An Biên, An Minh (Kiên Giang) buộc phải chuyển đổi sang chuyên nuôi trồng thủy sản.

04/05/2016