Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hà Nội Có 5.000 Ha Rau An Toàn

Hà Nội Có 5.000 Ha Rau An Toàn
Ngày đăng: 09/05/2014

Tính đến quý I/2014, Hà Nội đã tiếp tục rà soát, định vị được thêm 500 ha rau an toàn (RAT) để tập trung quản lý, chỉ đạo, nâng tổng diện tích RAT năm 2014 lên 5.000 ha.

Theo Chi cục BVTV Hà Nội, tính đến quý I/2014, Hà Nội đã tiếp tục rà soát, định vị được thêm 500 ha rau an toàn (RAT) để tập trung quản lý, chỉ đạo, nâng tổng diện tích RAT năm 2014 lên 5.000 ha.

Chi cục phối hợp với các địa phương quản lý, chỉ đạo các vùng RAT tập trung có diện tích lớn theo dự án được phê duyệt, cụ thể Văn Đức - Gia Lâm (250 ha); Duyên Hà - Thanh Trì (57 ha), Thanh Đa - Phúc Thọ (50 ha), Vân Côn - Hoài Đức (40 ha)… Các vùng này được tổ chức quản lý khép kín từ khâu SX đến tiêu thụ RAT gắn với xây dựng thương hiệu, sản phẩm RAT đang đưa ra tiêu thụ trên thị trường thuận lợi.

Thành phố đã hướng dẫn, giám sát và cấp giấy chứng nhận cho 18 vùng SX RAT theo VietGAP với tổng diện tích trên 150 ha. Duy trì quản lý 11 nhóm SX hữu cơ với diện tích khoảng 12 ha tại Thanh Xuân - Sóc Sơn, trong đó có 1 mô hình chuyển đổi một vùng rau quy mô 6 ha sang SX rau hữu cơ do Chi cục BVTV phối hợp với HTX Thanh Xuân thực hiện.

Nhằm kết nối SX và tiêu dùng, Chi cục BVTV Hà Nội đã phối hợp với Cty Vietxan xây dựng và vận hành "Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội" để thực hiện việc giới thiệu, quảng bá  các cơ sở SX RAT trên sàn; hỗ trợ tiếp thị, kết nối các đơn vị tham gia sàn với khách hàng tiêu thụ RAT. Chi cục đang xây dựng website RAT Hà Nội, đồng thời số hóa bản đồ cơ sở SX, sơ chế, kinh doanh RAT và xây dựng nhãn hiệu chứng nhận RAT Hà Nội. 

Tại các vùng RAT, nông dân được đào tạo thông qua nhiều hình thức như huấn luyện IPM (kéo dài 1 vụ SX), lớp tập huấn ngắn hạn, lớp đào tạo SX RAT theo VietGAP…

Ở các vùng SX tập trung, nông dân được thử nghiệm và chuyển giao TBKT có hiệu quả vào SX RAT. Các địa phương cũng đã xây dựng 4 cơ sở sơ chế RAT gắn với vùng RAT tập trung có công suất lớn từ 2 - 5 tấn/ngày tại các xã Văn Đức - Gia Lâm; Yên Mỹ, Duyên Hà - Thanh Trì; Thanh Đa - Phúc Thọ…

Các dự án vùng RAT tập trung khác đã dược phê duyệt đều có hạng mục nhà sơ chế. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố hiện có 36 cơ sở sơ chế nhỏ của các HTX, DN đang hoạt động, công suất trung bình từ 200 - 1.000 kg/cơ sở/ngày.

Các cơ sở sơ chế RAT đều được quản lý chặt chẽ theo quy định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sơ chế rau…

Về phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT, theo rà soát, đến hết quý 1/2014, có hơn 80 cửa hàng bán RAT có đầy đủ điều kiện theo quy định, sản lượng tiêu thụ trung bình từ 50 - 120 kg/cửa hàng/ngày.

Có khoảng 180 điểm bán của các siêu thị có kinh doanh RAT.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi đà điểu làm du lịch Nuôi đà điểu làm du lịch

Từ năm 2005, Công ty TNHH Vinh Sang (tọa lạc tại ấp An Thuận, xã An Bình, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) đã đưa về trang trại của mình 30 con đà điểu (giá 20 triệu đồng/con) và thuê người chăm sóc, huấn luyện. Đây là nơi đầu tiên ở ĐBSCL có sự xuất hiện của con đà điểu và cũng là nơi đầu tiên trong nước có dịch vụ cưỡi đà điểu phục vụ khách du lịch.

16/05/2015
Nuôi gà J-DABACO hàng hóa Nuôi gà J-DABACO hàng hóa

Gà J-DABACO có tỷ lệ sống đạt cao, khả năng sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp...

16/05/2015
Xã Liên Sơn (Hòa Bình) nuôi bò sữa đem lại hiệu quả kinh tế cao Xã Liên Sơn (Hòa Bình) nuôi bò sữa đem lại hiệu quả kinh tế cao

Nuôi bò sữa là một trong những mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế, hứa hẹn sẽ nâng cao thu nhập cho nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn xã Liên Sơn nói riêng và toàn huyện Lương Sơn (Hòa Bình) nói chung. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên đất, những năm gần đây, các tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa ở Lương Sơn đã ra đời, thu hút ngày càng nhiều hộ nông dân tham gia.

16/05/2015
Thịt trong nước lao đao trước thịt ngoại Thịt trong nước lao đao trước thịt ngoại

Tại cuộc gặp gỡ doanh nghiệp chăn nuôi mới đây, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Cao Đức Phát đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tập trung tháo gỡ ngay các vướng mắc, khó khăn giúp doanh nghiệp ngành chăn nuôi trụ vững và phát triển khi Việt Nam trở thành thành viên của các Hiệp định tự do thương mại ASEAN, FTA, TPP…

16/05/2015
Quy hoạch để phát triển bền vững nghề nuôi chim yến Quy hoạch để phát triển bền vững nghề nuôi chim yến

Chú trọng đến công tác quy hoạch là một giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển nghề nuôi chim yến Việt Nam theo định hướng bền vững.

16/05/2015