Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gương Mẫu Làm Giàu

Gương Mẫu Làm Giàu
Publish date: Saturday. June 30th, 2012

Sắp xếp thời gian hợp lý để vừa hoàn thành phần việc đảm trách ở xã, vừa phát triển kinh tế gia đình là cách làm của ông Đinh Đức Bân - Chủ tịch Hội ND xã Nam Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

Năm 2001, ông Bân được hội viên tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội ND xã Nam Phong.

Thấy lợi ND sẽ vào Hội

Nói về những ngày đầu làm “thủ lĩnh nông dân”, ông Bân chia sẻ: "Tôi từng làm ở HTX nông nghiệp, có ít nhiều kiến thức về lĩnh vực nông nghiệp, nhưng làm Chủ tịch Hội ND, tôi hiểu công tác nông vận không hề đơn giản. Xã Nam Phong có 908 hộ, trong đó 85% là đồng bào dân tộc Mường. Lâu nay, bà con chỉ lo sản xuất chứ không quan tâm đến sinh hoạt Hội ND".

Ông Bân suy nghĩ, muốn thu hút ND vào Hội, trước hết Hội phải giúp bà con phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập. “Tôi cũng là người dân tộc Mường nên hiểu tập quán sản xuất của bà con. Lâu nay, bà con trồng trọt, chăn nuôi theo kinh nghiệm truyền nhau. Bà con chỉ áp dụng tiến bộ kỹ thuật nếu tận mắt thấy hiệu quả của nó. Tôi và các cán bộ trong BCH Hội làm trước, từ đó bà con tự nguyện học và làm theo"- ông Bân chia sẻ.

Không chỉ đem kiến thức đến cho ND, ông Bân chỉ đạo Hội ND xã liên kết với các doanh nghiệp bán phân bón theo phương thức trả chậm cho ND. Hàng năm, Hội mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho hội viên ND. "Trước đây, bà con nuôi lợn 6 tháng mới xuất chuồng được một lứa. Có kiến thức, bà con nuôi 3-4 tháng là xuất chuồng một lứa lợn, theo đó thu nhập của các hộ cũng tăng gấp đôi".

Với nội dung hoạt động thiết thực, ngày càng nhiều ND tự nguyện vào Hội. Nếu như năm 2001, cả xã mới có 260 hội viên ND, năm 2011 con số này là 753 người; trong đó 591 hội viên là đồng bào dân tộc Mường.

Cán bộ gương mẫu

Ông Bân bảo, để vận động ND thay đổi nếp nghĩ, cách làm không đơn giản. Trước hết cán bộ phải làm trước cho bà con nhìn thấy kết quả rồi mới vận động, thuyết phục họ.

Những lần tổ chức cho hội viên ND đi tham quan các mô hình sản xuất giỏi ở trong và ngoài huyện, ông Bân thấy, đồng đất ở địa phương thích hợp với cây mía, chăn nuôi, ông quyết định đầu tư vào trồng mía và nuôi trâu bò.

Dưới sự lãnh đạo của ông Bân, nhiều năm liền, Hội ND xã Nam Phong được Hội ND tỉnh xếp loại vững mạnh. Cá nhân ông Bân được Hội ND tỉnh, huyện tặng nhiều giấy khen.

Năm 2011, thực hiện dự án trồng cây nguyên liệu cho Lâm trường Kỳ Sơn, ông Bân trồng mía trên diện tích đất canh tác của gia đình. Ông áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đã được học; tận dụng phân chuồng từ chăn nuôi trâu, bò nên mía của ông đạt năng suất cao.

Năm 2011, riêng lợi nhuận từ trồng mía, ông thu 300 triệu đồng. Lá mía ông cho trâu, bò ăn. Hiện đàn trâu, bò gia đình ông có 40 con. Năm 2011, tiền lãi từ bán trâu, bò được 33 triệu đồng.

Ông Bân tiết lộ, năm 2011, tổng cộng thu nhập từ mía, lúa, chăn nuôi của gia đình ông là hơn 400 triệu đồng. Hàng năm, trang trại của gia đình ông còn tạo việc làm thời vụ cho 150 - 200 lao động với thu nhập bình quân 1,8 triệu đồng/ người/tháng.

Có kiến thức, kinh nghiệm, ông Bân hướng dẫn lại bà con trong làng, ngoài xã để cùng ông làm giàu. “Ông Bân là tấm gương trong phát triển kinh tế, là Chủ tịch Hội gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm”- đó là nhận xét của hội viên, ND xã Nam Phong về “thủ lĩnh” của họ.

Related news

Nâng Cao Chất Lượng Đàn Trâu Nâng Cao Chất Lượng Đàn Trâu

Hàm Yên là huyện có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi trâu bò, đặc biệt là phát triển chăn nuôi trâu ngố. Nhiều năm nay việc phát triển chăn nuôi trâu ở Hàm Yên không chỉ lấy sức kéo, mà còn tạo nên hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ gia đình..

Tuesday. August 27th, 2013
Nuôi Cá Lóc Giống Lãi Cao Ở An Giang Nuôi Cá Lóc Giống Lãi Cao Ở An Giang

Tận dụng cánh đồng trong bờ bao, người dân ở xã Khánh Hòa (Châu Phú), xã Hòa Lạc (Phú Tân - An Giang) đào vuông nuôi cá lóc bố mẹ. Sau thời gian chăm sóc khoảng 4 tháng, cá bố mẹ sinh sản.

Friday. April 26th, 2013
Sản Xuất Lúa Ruộng Ở Mường Đun Sản Xuất Lúa Ruộng Ở Mường Đun

Xã Mường Đun, huyện Tủa Chùa có 130ha ruộng, trong đó 97ha cấy được 2 vụ lúa/năm. Những năm gần đây, nhờ được đầu tư xây dựng hệ thống công trình thủy lợi, nông dân được tập huấn kỹ thuật canh tác nên các loại cây trồng chủ lực, giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất đại trà. Nhờ đó, năng suất và sản lượng lúa của xã tăng 1,5 lần so với 10 năm trước đây, bình quân vụ chiêm đạt 56 tạ/ha, vụ mùa 47 tạ/ha.

Tuesday. August 27th, 2013
Nỗ Lực Thí Điểm Giống Cao Su Chịu Lạnh Ở Hà Giang Nỗ Lực Thí Điểm Giống Cao Su Chịu Lạnh Ở Hà Giang

Sau những khó khăn từ năm 2010, với tinh thần vượt lên khó khăn, được sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh và Tập đoàn Công nghiệp cao su (CNCS) Việt Nam, thời gian qua, Công ty Cổ phần cao su (CPCS) Hà Giang đã thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu và đưa vào trồng thử nghiệm giống cao su có thể thích nghi với thời tiết tỉnh nhà. Hơn 1 năm triển khai trồng thử nghiệm giống cao su chịu lạnh và từ thực tế những cây đã trồng cách đây gần 5 năm, đã và đang củng cố niềm tin cho tương lai phát triển cây cao su.

Monday. April 29th, 2013
Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Hợp Tác Xã Khuyến Khích Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Hợp Tác Xã

Kinh tế trang trại, hợp tác xã là điều kiện không thể thiếu trong việc thúc đẩy xây dựng nông thôn mới hiện nay. Ở huyện Hàm Yên, thời gian gần đây, cùng với việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung, sự ra đời của các trang trại và hợp tác xã (HTX) đã tạo một cú huých đáng kể trong thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực nông thôn..

Saturday. July 27th, 2013