Gừng giảm giá hơn 50% so với năm trước
Tại nhiều tỉnh ĐBSCL, như: Kiên Giang, Hậu Giang, An Giang… hiện gừng tươi sạch bệnh nông dân bán cho thương lái chỉ ở mức 13.000 - 16.000 đồng/kg.
Đối với các đám gừng có dấu hiệu nhiễm bệnh (củ dễ bị úng hư) thương lái chỉ thu mua 6.000 - 8.000 đồng/kg.
Theo nhiều nhà vườn trồng gừng, với giá bán hiện tại nhiều nhà vườn đã bị lỗ vốn nặng vì phải mua gừng giống với giá cao gấp nhiều lần hiện nay.
Giá gừng của nhà vườn ĐBSCL giảm mạnh được cho là do năm nay thời tiết thất thường và nhiều nhà vườn trồng gừng bón thừa phân đạm nên củ gừng dễ bị hư úng.
Hơn nữa, gần đây gừng của nhà vườn tại ĐBSCL chủ yếu thu hoạch còn non, củ gừng cũng dễ hư úng nên tiểu thương ngại kinh doanh và người tiêu dùng hạn chế mua.
Thay vào đó các loại gừng từ địa phương khác, nhất là gừng Đà Lạt cũng được mua bán nhiều trên thị trường.
Gừng Đà Lạt có giá bán lẻ tại nhiều chợ và siêu thị TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL vẫn ở mức khá cao, với 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá bán lẻ gừng của nhà vườn địa phương trên thị trường chỉ phổ biến từ 20.000 - 25.000 đồng/kg.
Giới kinh doanh nhận định, tới đây giá gừng của nhà vườn tại ĐBSCL sẽ có cải thiện nhờ chất lượng gừng được nâng cao do củ gừng già đúng độ thu hoạch và nhu cầu tiêu thụ gừng tăng trong những tháng cuối năm.
Có thể bạn quan tâm
45 triệu USD này sẽ được tài trợ cho các dự án chăn nuôi và tăng cường an toàn thực phẩm, đang thực hiện tại Việt Nam.
Ở thôn Bỉnh Nghĩa (xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận), mọi người ai cũng biết và khâm phục ông Châu Quầy - nông dân Chăm rắn rỏi, nỗ lực vượt khó làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Tuần qua, tại hội thảo “Phát triển chăn nuôi bền vững, chủ động hội nhập cộng đồng ASEAN (AEC) và TPP” do Tổng hội Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức ở TPHCM, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội cho biết, 2015 là năm bước ngoặt đối với nền nông nghiệp Việt Nam, nhất là ngành chăn nuôi trước cánh cửa hội nhập quốc tế sâu rộng.
Trong 6 tháng đầu năm, đại đa số các vật nuôi không có đợt dịch nào bùng phát nên ngành chăn nuôi khá ổn định và có sự tăng trưởng nhẹ về sản lượng ở nhiều loại vật nuôi.
Những năm gần đây, người dân ở các huyện Phú Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân (Phú Yên) bắt đầu thực hiện mô hình nuôi dúi. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, vật nuôi này tỏ ra dễ thích nghi, phát triển tốt nhưng người nuôi lại gặp khó khăn trong việc tìm được thị trường đầu ra ổn định.