Gừng giảm giá hơn 50% so với năm trước

Tại nhiều tỉnh ĐBSCL, như: Kiên Giang, Hậu Giang, An Giang… hiện gừng tươi sạch bệnh nông dân bán cho thương lái chỉ ở mức 13.000 - 16.000 đồng/kg.
Đối với các đám gừng có dấu hiệu nhiễm bệnh (củ dễ bị úng hư) thương lái chỉ thu mua 6.000 - 8.000 đồng/kg.
Theo nhiều nhà vườn trồng gừng, với giá bán hiện tại nhiều nhà vườn đã bị lỗ vốn nặng vì phải mua gừng giống với giá cao gấp nhiều lần hiện nay.
Giá gừng của nhà vườn ĐBSCL giảm mạnh được cho là do năm nay thời tiết thất thường và nhiều nhà vườn trồng gừng bón thừa phân đạm nên củ gừng dễ bị hư úng.
Hơn nữa, gần đây gừng của nhà vườn tại ĐBSCL chủ yếu thu hoạch còn non, củ gừng cũng dễ hư úng nên tiểu thương ngại kinh doanh và người tiêu dùng hạn chế mua.
Thay vào đó các loại gừng từ địa phương khác, nhất là gừng Đà Lạt cũng được mua bán nhiều trên thị trường.
Gừng Đà Lạt có giá bán lẻ tại nhiều chợ và siêu thị TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL vẫn ở mức khá cao, với 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Trong khi đó, giá bán lẻ gừng của nhà vườn địa phương trên thị trường chỉ phổ biến từ 20.000 - 25.000 đồng/kg.
Giới kinh doanh nhận định, tới đây giá gừng của nhà vườn tại ĐBSCL sẽ có cải thiện nhờ chất lượng gừng được nâng cao do củ gừng già đúng độ thu hoạch và nhu cầu tiêu thụ gừng tăng trong những tháng cuối năm.
Related news

Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cho lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thông qua mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nhà nông ngày càng được các địa phương, trong đó có Hậu Giang quan tâm xúc tiến thực hiện mạnh mẽ hơn.

Mùa hè năm nay, nắng nóng liên tục trên diện rộng, nhiệt độ trung bình từ 37-40 độ C khiến nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân tăng 5-7% so với năm trước. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, các Cty, đơn vị cấp nước trên địa bàn tỉnh đã chủ động duy trì việc cấp nước ổn định, đủ lượng nước và bảo đảm chất lượng nước theo quy định; dự phòng giải pháp ứng phó với các sự cố bất thường có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, cung cấp nước sạch cho khách hàng sử dụng nước.

Xác định rõ dự trữ hàng hóa là nhiệm vụ trọng tâm đáp ứng nhu cầu hàng hoá thiết yếu của nhân dân trên địa bàn trong mùa mưa bão năm 2015, Sở Công thương đã chủ động xây dựng, triển khai thực hiện phương án chuẩn bị hàng hóa thiết yếu, ổn định thị trường trong mùa mưa bão đến các đơn vị trực thuộc, UBND các huyện, thành phố và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn.

Sau khi Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Chương trình hành động thực hiện đề án, cùng với các địa phương trong cả nước, tỉnh ta đã bắt tay ngay vào chuẩn bị các bước xây dựng kế hoạch, đến nay sau hơn 1 năm triển khai thực hiện tuy còn nhiều khó khăn song cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

UBND huyện Yên Lập phối hợp với Công ty TNHH Cường Tân tổ chức tổng kết mô hình trình diễn sản xuất giống lúa lai CT 16 và TH 3-3 do Việt Nam sản xuất, áp dụng theo quy trình thâm canh lúa cải tiến (SRI).