Góp sức giảm nghèo bền vững cho nhà nông
Làm thay đổi cuộc sống người nông dân
Chương trình “Tự hào nông dân Việt Nam” là sự kiện lớn, nhiều ý nghĩa nhằm tôn vinh và nhân rộng những gương nông dân điển hình tiên tiến trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, có những phát minh sáng tạo áp dụng hiệu quả trong sản xuất;
Tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới và bảo vệ an ninh Tổ quốc, chủ quyền quốc gia.
Đây cũng là cơ hội để các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm để tìm giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho nông dân phát huy sức sáng tạo, chủ động ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp.
Ông Lê Phước Lộc (Tiền Giang, trái) giới thiệu sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Techmart 2915 vừa diễn ra ở Hà Nội.
Bộ KHCN tin tưởng chương trình sẽ góp phần xứng đáng vào công cuộc giảm nghèo bền vững, làm thay đổi cuộc sống của bà con nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Những năm qua, việc hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN trong lĩnh vực tam nông đã góp phần xây dựng nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn.
Những dự án thành công là cơ sở để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa, nông sản địa phương. Đồng thời, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.
Một trong những chương trình KHCN cấp quốc gia là Chương trình Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi
. Trong 15 năm qua chương trình đã đưa được hàng trăm kết quả nghiên cứu, sản phẩm khoa học đến với bà con nông dân, đào tạo hàng nghìn cán bộ kỹ thuật đối với vùng nông thôn, miền núi đặc biệt khó khăn.
Đây là sự hỗ trợ đáng quý đối với bà con nông dân, là minh chứng cho hiệu quả của chủ trương “liên kết 4 nhà”, gắn kết những người làm nghiên cứu với người sản xuất thông qua doanh nghiệp với sự hỗ trợ của nhà nước.
Qua đó, người nông dân được tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật, những công nghệ mới, giống mới, đem lại năng suất lao động cao hơn và thu nhập tốt hơn.
Nỗ lực lao động nghiêm túc, bền bỉ
"Thông qua Chương trình “Tự hào Nông dân Việt Nam”, hy vọng những Nông dân Việt Nam xuất sắc sẽ là những hạt nhân trong phổ biến, chuyển tải các thông điệp về KHCN của ngành về với địa phương mình.
Có làm được thế, sức bật của ruộng đồng sẽ ngày càng lớn hơn”.
Ông Nguyễn Quân - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Chúng ta thấy rằng, vai trò của người nông dân trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển KHCN ngày càng quan trọng, bởi ngày nay nông dân Việt Nam đã có trình độ văn hóa và KHCN cao hơn rất nhiều so với các giai đoạn khác trong lịch sử.
Họ cũng có điều kiện thuận lợi hơn để tham gia vào hoạt động KHCN, kể cả việc nghiên cứu, sáng chế, tạo ra sản phẩm trí tuệ có giá trị.
Bộ KHCN luôn trân trọng và đánh giá cao các thành quả sáng tạo của các nhà sáng chế không chuyên nói chung và các nhà sáng chế nông dân nói riêng.
Họ đã nỗ lực lao động nghiêm túc, bền bỉ và có niềm đam mê đối với khoa học để tạo ra các sản phẩm có giá trị được ứng dụng trong sản xuất và đời sống, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KHCN sẽ hướng việc hỗ trợ và chuyển giao KHCN vào phục vụ chương trình nông thôn mới, nhất là hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao đời sống và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Đặc biệt, trong giai đoạn tới, chúng tôi sẽ tập trung đầu tư cho phát triển sản phẩm quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
Trong đó có 3 sản phẩm đã được Thủ tướng phê duyệt là: lúa gạo, cá da trơn, nấm ăn và nấm dược liệu.
Đồng thời, Bộ KHCN cũng đẩy mạnh phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực để hỗ trợ người nông dân trong hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, giải phóng lao động thủ công và trở thành “công nhân nông nghiệp” của nền sản xuất lớn.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 23/7, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Hội Xuất khẩu sữa Hoa Kỳ tổ chức hội thảo về “mô hình tổ chức, công nghệ mới trong chăn nuôi bò sữa và đánh giá phát triển chăn nuôi bò sữa theo Quyết định 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò sữa.
Sáng nay (2-4), tại Hội trường Liên Đoàn lao động tỉnh Phú Yên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức buổi đối thoại chính sách “tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị”. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ Festival Thủy sản Việt Nam – Phú Yên 2014; được Truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.
Hiện cả nước có khoảng 200 nghìn con bò sữa, sản lượng sữa của cả nước cũng lên đến hơn 450 nghìn tấn. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng phát triển, sản lượng sữa hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Ngày 31/3/2014, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần thứ 9 giai đoạn từ ngày 1/8/2011 đến 31/7/2012 (POR 9) đối với philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
Phần lớn con giống đưa vào chăn nuôi nhập từ các địa phương khác hoặc do người dân tự sản xuất, trong khi nhiều giống vật nuôi đặc sản lại chưa phát huy được thế mạnh.