Trang chủ / Cây ăn trái / Nhãn

Giống Nhãn Chín Muộn HTM-1

Giống Nhãn Chín Muộn HTM-1
Ngày đăng: 24/06/2013

Giống nhãn chín muộn HTM-1 (Đại Thành)

1. Nguồn gốc

Giống nhãn muộn HTM-1 có nguồn gốc từ xã Đại Thành, Quốc Oai, Hà Nội, do Viện Nghiên cứu Rau quả tuyển chọn từ năm 1998, được trồng khảo nghiệm và sản xuất thử từ năm 2002.

2. Đặc điểm giống

- Cây sinh trưởng phát triển khoẻ tương đương giống nhãn đại trà, phiến lá mỏng, mép lá lượn sóng, lá màu xanh vàng, ít bóng, trung bình 1 năm có 4 - 5đợt lộc. Thời gian ra hoa, kết thúc nở hoa muộn hơn giống nhãn đại trà khoảng 5 ngày.

- Quả có khối lượng trung bình 9 - 10g/quả, màu vàng tươi, vỏ mỏng, thường bị vẹo, cùi dày màu trắng trong, giòn, nhiều nước, thơm. Tỷ lệ phần ăn được trung bình 66,5 - 68,5%, cao hơn giống nhãn cùi 11%. Hàm lượng đường tổng số 17,3%; độ Brix 21,9%; chất khô 19,99%; vitaminC 45,78; cao hơn giống nhãn địa phương.

- Thời gian thu hoạch quả từ 25/8 đến 20/9, muộn hơn giống nhãn trồng đại trà 20 - 30 ngày.

- Năng suất trung bình đạt 300 kg/cây 10 năm tuổi, cao gấp 2 lần so với giống địa phương. Cây trồng khảo nghiệm 3 năm tuổi năng suất 7 - 9kg/cây, cao gấp 1,7 lần so với giống trồng đại trà


Có thể bạn quan tâm

Chăm sóc nhãn sau thu hoạch Chăm sóc nhãn sau thu hoạch

Những ngày này, khi công việc thu hoạch nhãn cơ bản kết thúc, người trồng nhãn trên địa bàn tỉnh lại tập trung chăm sóc nhãn.

18/10/2018
Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn

Biện pháp kỹ thuật tạm thời hướng dẫn phòng chống bệnh chổi rồng hại nhãn, giảm tổn thất, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất nhãn theo hướng sản xuất

04/12/2018
Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây nhãn Phần 1 Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây nhãn Phần 1

Nhãn thích hợp với nhiều loại đất khác nhau tuy nhiên đất trồng thích hợp cho cây nhãn là đất cát, cát pha, cát giồng, đất cồn và phù sa ven sông

04/12/2018
Bệnh chổi rồng hại nhãn và cách phòng trị Bệnh chổi rồng hại nhãn và cách phòng trị

Bệnh “chổi rồng” còn gọi là bệnh “chùn ngọn”, “xù ngọn”, “đầu lân”… xuất hiện từ năm 2003), gây hại rải rác ở Đông Nam bộ.

05/12/2018
Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây nhãn Phần 2 Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây nhãn Phần 2

Sâu, bệnh hại trên cây nhãn: Sâu hại trên cây nhãn, Sâu đục gân lá Nhãn, Bọ xít nhãn, Sâu đục thân hại nhãn, Rệp hại hoa quả, Câu cấu xanh hại nhãn

06/12/2018