Nhãn tím độc nhất vô nhị miền Tây: Nhìn là mê, sờ là thích
Loại nhãn tím độc nhất ở Sóc Trăng khiến ai nhìn thấy một lần cũng “mê” và phải sờ vào cho bằng được coi nhãn giả hay thật và khi đã thấy là thật thì thích luôn không thể rời.
Loại nhãn độc nhất vô nhị này xuất hiện trong vườn nhà ông Trần Văn Huy (ngụ ấp Phong Thạnh, xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng).
Ông Huy cho biết, cách đây khoảng 17 năm, trong quá trình chăm sóc vườn nhãn long (nhãn trắng) thì bất ngờ phát hiện 1 nhánh nhãn màu tím. Đoán nhãn bị đột biến, ông Huy cắt nhánh nhãn này mang đi trồng và kết quả, cây sinh trưởng và cho trái nhãn màu tím, rất đẹp.
Biết “trời ban cho” giống nhãn quý, ông Bảy Huy liền chiết ra nhiều nhánh đem trồng quanh nhà. Năm 2012, ông Huy mang loại nhãn tím quý hiếm của mình đi trưng bày tại “Lễ hội sông nước miệt vườn” diễn ra ở Sóc Trăng khiến nhiều người rất thích thú.
Từ đây, tiếng tăm của loại nhãn này lan rộng khắp nơi. Có người ở Đồng Nai, Bến Tre hay tận Hà Nội… thậm chí du khách từ Đài Loan, Thái Lan cũng tìm đến nhà ông Huy để thăm vườn nhãn tím và hỏi mua cành về trồng.
Anh Trung Thành Trọng cho biết: “Lần đầu tôi thấy cây nhãn có màu tím độc đáo này. Bề ngoài nó rất đẹp, ăn vào có vị như các giống nhãn bình thường khác”.
Ông Huy bán 100.000 đồng/kg nhãn tím tại vườn.
Theo ngành chức năng địa phương khuyến cáo người dân không nên trồng ồ ạt nhãn tím. Việc phát triển diện tích cây nhãn tím sẽ được mở rộng khi nắm bắt chính xác nhu cầu của thị trường và tránh ồ ạt, cung vượt quá cầu.
Hiện nay Viện cây ăn quả miền Nam đã mang cây nhãn tím về nghiên cứu để sớm xác định được các đặc tính, quá trình sinh trưởng của cây và đặt tên cho cây theo khoa học.
Có thể bạn quan tâm
Kỹ thuật trồng nhãn tím cũng không quá khó, để tự nhiên một năm cây cho thu hoạch 2 vụ và đây cũng là loại cây cho giá trị kinh tế cao
Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Rau quả đã tuyển chọn thành công một số giống nhãn đặc sản, phù hợp cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương miền Bắc
Từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 3, sử dụng hóa chất KCLO3 và NaCLO3 xử lý cho những cây nhãn không ra hoa nhưng lộc trên cây đã chuyển màu bánh tẻ hoặc đã già