Giống Lúa Lai 2 Dòng HYT108

1. Nguồn gốc:
Tác giả: Nguyễn Trí Hoàn, Lê Hùng Phong, Lê Diệu My, Trịnh Thị Liên, Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Trần Như Thanh, Nguyễn Văn Năm, Nguyễn Văn Thư và CTV Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
HYT108 là giống lúa lai F1 hệ 2 dòng do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm lai tạo từ tổ hợp lai AMS 30S/R100.
HYT 108 được Hội đồng KH Bộ NN&PTNT công nhận tạm thời theo QĐ số 605/QĐ-TT-CLT ngày 13/12/2010.
2. Đặc điểm chính
- HYT 108 có thời gian sinh trưởng ngắn: Vụ Xuân 120 – 130 ngày, Vụ Mùa 100 – 105 ngày.- Chiều cao cây lúa 95 – 100 cm. Đẻ nhánh khoẻ, bộ lá xanh vừa, góc lá đứng, khả năng chống đổ, chịu rét tốt.
- HYT 108 có số bông hữu hiệu/ khóm thuộc loại khá, khối lượng 1000 hạt từ 24 – 25 g.- Năng suất đạt 70– 78 tạ/ha (vụ Xuân) và 65 – 70 tạ/ha trong vụ Mùa.
- HYT 108 có khả năng chống chịu khá tốt với một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng như: Đạo ôn (điểm 1-3); Bạc lá (điểm 3-5), Khô vằn (điểm 3 – 5), Rầy nâu…- Khả năng sản xuất hạt lai F1 thuận lợi hơn các giống lúa lai F1 hệ 3 dòng.
3. Kỹ thuật canh tác
- Thời vụ: HYT 108 trồng được cả 2 vụ Xuân và Mùa, tuy nhiên giống có ưu thế hơn trong vụ Mùa, phù hợp với chân đất Vàn, Vàn cao, trên chân đất 3 vụ/ năm .
+ Vụ xuân: gieo mạ từ 25/1-5/2. Gieo mạ nền đất cứng hoặc trên sân gieo xung quanh Lập Xuân. Vụ xuân chú ý che phủ nilon để chống rét. Cấy khi nhiệt độ không khí trên 16oC, tuổi mạ dược 5,0 – 5,5 lá, mạ nền 2 – 3 lá.
+ Vụ mùa: gieo trà mùa sớm gieo 01 – 05/6, trà mùa trung từ 10 – 20/ (vùng ven biển có thể gieo cấy muộn hơn để hạn chế bệnh bạc lá). Tuổi mạ dược 15 – 18 ngày; mạ sân hoặc nền đất cứng 7 – 8 ngày
- Lượng giống và ngâm ủ: Mỗi ha ruộng cấy cần 30 kg – 35 kg giống (1kg/1sào BB). Vụ xuân ngâm giống bằng nước ấm , vụ mùa ngâm nước lã khoảng 18 - 24 tiếng (8 –10 tiếng thay nước, đãi chua 1 lần), loại bỏ hết hạt lửng, lép sau đó ủ ấm. Tuyệt đối không để thóc bị chua hoặc quá khô.
- Mật độ cấy:Cấy 36 - 40 khóm/m2, 1-2 cây mạ/khóm. Cấy nông tay, thẳng hàng
- Phân bón:
+ Lượng bón: Vụ xuân 10 tấn PC + 150N + 90P2O5 +120K2O/ ha. Vụ mùa 10 tấn PC + 120N + 90P2O5 + 120 K2O/ha
+ Cách bón:Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân và 40% Đạm.
Bón thúc: 50% Đạm + 40% Kaly, bón khi lúa bén rễ hồi xanh.
(Chú ý: vụ xuân khi trời ấm mới bón đạm)
- Chăm sóc và BVTV: đáp ứng nhu cầu nước, BVTV, và chế độ chăm sóc khác như các giống khác
4. Địa điểm ứng dụng
Các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ như Thanh Hoá, Nam Định, Hưng yên, Thái Nguyên, Yên Bái...
5. Địa chỉ liên hệ giống
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm-Vĩnh QuỳnhThanh Trì, Hà NộiĐT: 04.336875583, 04.36875037
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Văn Đức, Trưởng phòng Cây công nghiệp - Cây ăn quả, Cục Trồng trọt, cho biết: Đợt rét đậm, rét hại kéo dài liên tiếp các năm 2008 và 2010 là nguyên nhân gây thiệt hại nặng cho cây cao su tại vùng Đông Bắc. Thống kê thời gian đó, tại Đông Bắc đã thiệt hại khoảng 80,7% trong tổng số 1.999 ha, tính đến thời điểm 2010 (Hà Giang thiệt hại nặng nhất với khoảng 97% tổng diện tích, Yên Bái trên 60%...).

Giống thanh long ruột đỏ là của viện cây ăn quả miền Nam - Long Định 1, tỉnh Tiền Giang, tác giả lai giống là nhóm thạc sỹ Oanh Yến. Cây sinh trưởng mạnh, cành to và dài. Khả năng cho hoa và đậu trái khoảng từ 6 đến 8 tháng sau khi trồng, cho quả tập trung từ tháng 3 - 10

Việc tu sửa và gia cố các tuyến đường giao thông nói chung và giao thông nông thôn nói riêng là hết sức cần thiết. Một trong những cách gia cố đơn giản và hiệu quả đó là trồng cỏ Vetiver. Vì cỏ Vetiver hạn chế rất nhiều khả năng sạt lở, sói mòn đất trên các taluy giao thông. Đặc biệt, cỏ Vetiver đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây bản địa phát triển, góp phần phục hồi nhanh chóng cảnh quang tự nhiên và nhanh chóng ổn định taluy đường giao thông. Trong khuôn khổ của bài viết này xin được giới thiệu v

Viện Cây lương thực và cây thực phẩm vừa chọn tạo thành công và đưa vào sản xuất đại trà giống khoai lang KB4. Đây là giống khoai lang được chọn tạo từ quần thể hạt lai giữa 2 giống Shiro-yutaka và Hi-starch của các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc gia Nhật Bản thực hiện năm 1998.

Cty Advanta Việt Nam vừa phối hợp với Trạm KN- KN U Minh Thượng (Kiên Giang) tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa lai F1 PAC 807 sản xuất trên nền đất lúa tôm (một vụ tôm, một vụ lúa). Qua thực tế sản suất cho thấy, giống lúa này có tính thích nghi tốt, cho năng suất cao hơn hẳn so với giống lúa mùa địa phương.