Giống Lúa Chiên Chịu Mặn
KS. Đoàn Phước Lễ, Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Hương Trà cho biết: Lúa chiên là một trong những giống lúa bản địa được gieo trồng từ lâu đời. Thời gian sinh trưởng từ 155- 160 ngày, cây cao, khỏe, khả năng chống đổ, chịu úng ngập, đặc biệt là chịu mặn rất tốt.
Năng suất bình quân chỉ từ 34- 35 tạ/ha/vụ nhưng chất lượng gạo ngon (hàm lượng chất sắt trong thành phần tinh bột chiếm khá cao, có lợi cho sức khỏe con người), được nhiều người ưa chuộng. Gần đây các giống lúa này có nguy cơ thoái hóa cao, hiệu quả kinh tế thấp nên bà con không còn mặn mà gieo cấy.
Với mục tiêu nghiên cứu, chọn tạo và bảo tồn giống cây trồng bản địa, dự án “Xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với BĐKH thông qua bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững và tổng hợp tài nguyên thiên nhiên xã Hương Phong” tập trung xây dựng các mô hình thâm canh phục tráng 2 giống lúa chiên chịu mặn.
Dự án được triển khai thực hiện từ năm 2009 trên diện tích 4 ha của 13 hộ gia đình ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong, huyện Hương Trà. Kết quả sau 2 năm triển khai, năng suất các giống lúa chiên bản địa ổn định và tăng cao hơn so với trước. Cụ thể, vụ ĐX 2011, năng suất bình quân giống chiên đen đạt 35,42 tạ/ha; vụ HT giống chiên trắng đạt 34,48 tạ/ha.
Tuy năng suất không cao, song trong điều kiện tác động của BĐKH dẫn đến mặn xâm nhập sâu thì các giống lúa chiên chịu mặn là lựa chọn sống còn của nông dân các vùng trũng ngập mặn ven biển.
Huyện tiếp tục xây dựng các mô hình thâm canh SX lúa chiên chất lượng cao theo hướng bền vững, hạn chế bón phân vô cơ, tăng cường các loại phân chuồng, phân hữu cơ, phân vi sinh vừa để cải tạo đất trên vùng đất chua mặn, vừa tăng năng suất, chất lượng gạo phục vụ nhu cầu XK.
Nói về tác dụng của việc phục tráng và bảo tồn các giống lúa chiên chịu mặn tại địa phương, ông Nguyễn Ngọc Chưỡng, một trong những hộ tích cực tham dự án cho biết, toàn huyện Hương Trà có trên 70 ha đất trũng thường xuyên bị ngập mặn, không có giống lúa nào chịu được, ngoại trừ giống chiên trắng và chiên đen của địa phương. Việc phục tráng thành công các giống chịu mặn giúp nông dân có điều kiện duy trì SX nhằm đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống.
ThS Lê Văn Anh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hương Trà cho biết: Thành công bước đầu của dự án có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc duy trì SX lúa gạo trên các vùng đất thường xuyên bị ngập mặn của địa phương. Sau khi dự án kết thúc, Phòng NN- PTNT huyện sẽ sử dụng nguồn vốn của Nhà nước để tiếp tục duy trì, mở rộng mô hình thêm 2 năm nữa nhằm đáp ứng nhu cầu SX, đối phó với diễn biến bất thường của thời tiết.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, chăn nuôi bò trên địa bàn xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam phát triển mạnh. Tổng đàn trên 2.500 con nên nhu cầu thức ăn xanh cho đàn bò rất lớn. Nông dân ở đây tận dụng đất hoang, đất vườn trồng cỏ nuôi bò thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Đây là 2 trong số nhiều giống đậu tương rau có nguồn gốc từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau châu Á (Đài Loan) được Viện Nghiên cứu Rau quả nhập nội và trồng thử nghiệm thành công ở nhiều thời vụ khác nhau, trên nhiều loại đất khác nhau ở một số tỉnh như: Hà Tây, Hà Nội, Nghệ An, Thái Bình, Nam Định và Hải Phòng từ năm 1997 đến nay.
TS. Trương Công Tuyện, tác giả giống khoai tây Eben và hiện là chủ nhiệm dự án sản xuất thử nghiệm "Hoàn thiện qui trình công nghệ sản xuất giống và kỹ thuật thâm canh giống khoai tây thương phẩm Eben phục vụ chế biến", cho biết: Đây là giống khoai tây dùng cho chế biến có nguồn gốc từ Philippine, được nhập nội vào Australia rồi đưa vào Việt Nam năm 2000.
Giống ROC22 có nguồn gốc từ Viện nghiên cứu mía đường Đài Loan, do Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia nhập nội và đưa vào mạng lưới khảo nghiệm Quốc gia vùng Nam Trung bộ từ 1999-2004, đã được Bộ NN-PTNT cho phép sản xuất thử từ năm 2004. Giống ROC22 đã được sản xuất thử từ năm 2005-2009 tại Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Thanh Hóa trên diện tích từ 250-300 ha mỗi năm.