Trang chủ / /

Giống Khoai Lang Mới KB4

Giống Khoai Lang Mới KB4
Ngày đăng: 19/12/2011

Viện Cây lương thực và cây thực phẩm vừa chọn tạo thành công và đưa vào sản xuất đại trà giống khoai lang KB4. Đây là giống khoai lang được chọn tạo từ quần thể hạt lai giữa 2 giống Shiro-yutaka và Hi-starch của các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc gia Nhật Bản thực hiện năm 1998.

Vụ xuân năm 2002, năng suất KB4 ở các điểm khảo nghiệm như sau: Hà Nội đạt 28,7 tấn/ha, Vĩnh Phúc đạt 15,4 tấn/ha, Hải Dương đạt 21,2 tấn/ha và Thanh Hóa đạt 26,3 tấn/ha. Năng suất trung bình của KB4 đạt 20,9 tấn/ha so với đối chứng khoai Hoàng Long 15,3 tấn/ha và cao hơn hoặc tương đương với một số giống khoai lang hiện đang được gieo trồng.

Các kết quả nghiên cứu, thí nghiệm cho thấy, đặc điểm hình thái của giống khoai lang KB4 có dạng thân bò màu phớt hồng, lá màu xanh, xẻ thùy sâu. Thời gian sinh trưởng từ 115-120 ngày. Củ có dạng thuôn dài, màu tím hồng, ruột trắng, ăn ngọt và bở, nhiều bột. Giống khoai lang KB4 có tỷ lệ chất khô củ rất cao (31,2-32,3%), tỷ lệ tinh bột củ đạt 70,7-73,7% thích hợp cho ăn tươi và làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.

Giống KB4 thích hợp cho trồng vụ Thu-Đông và vụ Xuân, đặc biệt là có thể đưa vào cơ cấu sản xuất vụ đông ở các tỉnh vùng ĐBSH. Để có thể đạt năng suất cao bà con nông dân cần chú ý thêm một số điểm sau đây:

Kỹ thuật trồng trọt giống KB4:

 - Làm đất: Yêu cầu đất thoát nước, vụ đông chỉ nên đánh luống hẹp từ 0,9-1,1m và chiều cao luống như bình thường từ 35-40cm.

- Phân bón: Tính cho 1 sào Bắc bộ (360m2): Mức trung bình 700-800kg phân chuồng hoai mục + 10 kg đạm urê + 30 kg supe lân + 15-20 kg kali. Dùng toàn bộ phân chuồng, phân lân, 1/3 lượng đạm và 1/3 lượng kali rải đều trên rãnh được rạch giữa mặt luống để bón lót lúc trồng. Lượng phân còn lại được chia để bón thúc làm 2 lần

- Cách trồng: Cắt dây thành từng đoạn dài 25-30cm. Mỗi dây giống chỉ nên cắt 2-3 đoạn không có rễ trên dây. Đặt dây thẳng giữa luống nối đuôi nhau, trồng 5 dây trên 1m dài (khoảng 1.200-1.400 dây/sào Bắc bộ). Nên trồng nông theo kỹ thuật mới (không trồng sâu và áp tường). Dùng tay lấp đất, đập nhẹ (đất cát, thịt nhẹ lấp 5-7cm, đất thịt nặng lấp 4-5cm). Chú ý giữ phần dây được lấp ở giữa mặt luống, không bị cong.

- Chăm sóc: Tuần đầu sau khi trồng nên tưới nước giữ ẩm để tỷ lệ sống được đảm bảo và nhanh bén rễ. Chú ý bón thúc sớm ở giai đoạn 30-40 ngày và 70-80 ngày sau trồng, vun cao, lấp kỹ gốc và kết hợp nhấc dây bò lan xuống rãnh cho leo lại lên luống, nhằm làm đất rễ phụ trên thân, tập trung dinh dưỡng nuôi cây và để củ phát triển. Khi khoai lang đã xuống củ nếu có điều kiện và gặp hạn nhất là vụ đông cần được tưới đủ ẩm để kích thích phình củ to, nhiều tinh bột. (Nên tưới theo rãnh ngập 2/3 luống, đủ ngấm trong 2-3 giờ rồi tháo hết nước để tránh thối củ do hà). Nếu có nhu cầu cắt dây cho chăn nuôi, chỉ nên cắt khi thân lá đã phủ kín mặt luống. Nên cắt tỉa nhánh dây ra trước và nằm sát mặt đất, không tỉa dây chính. Mỗi gốc chỉ nên tỉa 1-2 dây nhánh để tránh ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng củ.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Trồng Cỏ Vetiver Kỹ Thuật Trồng Cỏ Vetiver

Việc tu sửa và gia cố các tuyến đường giao thông nói chung và giao thông nông thôn nói riêng là hết sức cần thiết. Một trong những cách gia cố đơn giản và hiệu quả đó là trồng cỏ Vetiver. Vì cỏ Vetiver hạn chế rất nhiều khả năng sạt lở, sói mòn đất trên các taluy giao thông. Đặc biệt, cỏ Vetiver đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số cây bản địa phát triển, góp phần phục hồi nhanh chóng cảnh quang tự nhiên và nhanh chóng ổn định taluy đường giao thông. Trong khuôn khổ của bài viết này xin được giới thiệu v

05/11/2011
Giống Khoai Lang Mới KB4 Giống Khoai Lang Mới KB4

Viện Cây lương thực và cây thực phẩm vừa chọn tạo thành công và đưa vào sản xuất đại trà giống khoai lang KB4. Đây là giống khoai lang được chọn tạo từ quần thể hạt lai giữa 2 giống Shiro-yutaka và Hi-starch của các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc gia Nhật Bản thực hiện năm 1998.

19/12/2011
Giống Lúa Lai Cho Vùng Lúa Tôm Giống Lúa Lai Cho Vùng Lúa Tôm

Cty Advanta Việt Nam vừa phối hợp với Trạm KN- KN U Minh Thượng (Kiên Giang) tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa lai F1 PAC 807 sản xuất trên nền đất lúa tôm (một vụ tôm, một vụ lúa). Qua thực tế sản suất cho thấy, giống lúa này có tính thích nghi tốt, cho năng suất cao hơn hẳn so với giống lúa mùa địa phương.

27/12/2011
Giống Bí Đỏ F1- 868- Hướng Đi Mới Hiệu Quả Giống Bí Đỏ F1- 868- Hướng Đi Mới Hiệu Quả

Hiện nay, bên cạnh các giống bí đỏ F1-125, F1-979, giống bí F1-868 đang được người dân Vĩnh Phúc đưa vào sản xuất đại trà. Với đặc trưng dễ trồng, dễ chăm bón, ít tốn công, hiệu quả kinh tế cao, giống bí F1-868 đang từng bước giúp người dân địa phương nâng cao đời sống.

11/03/2012
Thêm 4 Giống Rau Chất Lượng Cao Thêm 4 Giống Rau Chất Lượng Cao

Đây là các giống rau chất lượng cao được các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu, chọn tạo trong chương trình "Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng nông lâm nghiệp và giống vật nuôi giai đoạn 2001-2005" do Bộ NN-PTNT điều hành

12/07/2012