Giống Cam Đỏ Cara Cara Vào Việt Nam

Giống cam Cara Cara không hạt có năng suất chất lượng hàng đầu thế giới, đã được trồng thử nghiệm thành công tại Vĩnh Phúc.
Giống cam mới này có xuất xứ từ vùng Valencia của Venezuela, thích hợp với điều kiện khí hậu ấm từ 23 - 29 độ C, vùng đất cát có độ sâu 1m và vùng đất chặt nơi có sự thoát nước tốt, độ pH từ 6 - 6,5. Cây sẽ cho quả sau khoảng ba năm gieo trồng, ra hoa quả quanh năm, năng suất thu hoạch cao, không kén đất, ít sâu bệnh.
Cây cho thu hoạch lứa đầu khoảng 60-85 quả/cây. Quả tương đối to, không hạt có vị ngọt, hàm lượng acid ít hơn các giống cam nội địa, ruột và nước có màu đỏ thẫm. Đây là loại cam đỏ duy nhất trên thế giới cho phẩm màu lycopene có thể được dùng như là một chất chống gây bệnh ung thư phổi, bệnh suy tim và tập trung vào việc diệt các mô ung thư trong cơ thể con người. Ngoài ra, nó còn cho chất carotenoid rất tốt cho việc ăn kiêng…
Hiện nay, tại Vĩnh Phúc có khoảng 300 cây cam Cara Cara đang phát triển mạnh, đạt chiều cao trung bình của cây từ 60-62cm.
Có thể bạn quan tâm

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Châu Thành (Hậu Giang) vốn có thế mạnh vườn cây ăn trái với diện tích hơn 9.000ha. Nhưng 3 năm trở lại đây diện tích và sản lượng có xu hướng giảm, trong đó nguyên nhân chính là do vườn bị lão hóa. Để từng bước khôi phục lại cây ăn trái truyền thống này, Châu Thành đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, trong đó mô hình “Trồng bưởi thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm” được đánh giá là biện pháp khả thi nhất.

Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Người dân vùng đồng bằng tranh thủ khai thác thủy sản đang vào độ “chạy” nhất với đủ mọi hình thức và dỡ chà là một trong những phương pháp thủ công độc đáo còn được áp dụng.

“Mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính và cá chép V1 đã đem laị hiệu quả kinh tế cao cho xã Mường Cang và xã Mường Than. Đó chính là cơ sở để huyện Than Uyên (Lai Châu) phát huy lợi thế mặt nước, đồng thời đưa ngành chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở huyện” – Đó là nhận định của ông Mai Tiến Lực -Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện về mô “Nuôi cá thả ghép”.

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH-CN vào thực tiễn năm 2013, đề tài “Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus Fuciphagus Amechanus làm cơ sở khoa học cho việc phát triển đàn yến trong nhà ở Khánh Hòa” đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa triển khai ứng dụng vào thực tiễn cho kết quả rất tốt.