Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Giết mổ gia súc thủ công làm gia tăng dịch bệnh

Giết mổ gia súc thủ công làm gia tăng dịch bệnh
Tác giả: Nguyễn Long
Ngày đăng: 22/04/2016

Theo ông Phạm Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Thú y, cả nước hiện có gần 30 nghìn cơ sở giết mổ, trong đó chiếm đến 97% là điểm giết mổ nhỏ lẻ.

Qua kiểm tra năm 2010, có đến 61% cơ sở không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chủ yếu là nhiễm coliform, ecoli và samonella….

Cho rằng tỷ lệ cơ sở không đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh chủ yếu diễn ra ở khu vực kinh doanh như chợ hoặc điểm giết mổ nhỏ lẻ, đại diện sở nông nghiệp và PTNT một số tỉnh, thành khẳng định, hiện có 32 tỉnh, thành phố được phê duyệt quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, 24 tỉnh đang triển khai đề án, 11 tỉnh chưa xây dựng đề án đều thuộc về khu vực phía Bắc.

Còn ở khu vực phía Nam, tình trạng kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm đang được kiểm soát tốt.

Lo ngại nhất hiện nay là ở khu vực phía Bắc, nhất là Hà Nội, nhiều cơ sở dù đã đầu tư dây chuyền giết mổ treo hiện đại nhưng lại giết mổ dưới nền nhà, rất mất vệ sinh.

Thống kê cho thấy, riêng Hà Nội có đến 467 điểm giết mổ nhỏ lẻ, chợ cóc, chợ nội thành ko qua kiểm soát giết mổ theo đúng quy định.

Lo ngại về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, ông Nguyễn Huy Tưởng trần tình, từ năm 2009 đến nay, việc giết mổ gia súc, gia cầm ở HN theo hướng tập trung đáp ứng rất nhỏ, chỉ 2,9%, còn lại khoảng 50% là giết mổ thủ công.

Trên thực tế, việc phê duyệt các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung mới chỉ dừng ở mức thẩm định bởi quy hoạch chung của Hà Nội chưa có.

Một số chuyên gia nhìn nhận, hiện có nhiều chính sách khuyến khích, từ xây dựng cơ sở hạ tầng, đến buôn bán, kinh doanh vận chuyển.

Tuy nhiên, trong 10 năm tới vẫn phải kiên quyết xử lý vi phạm trong giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm.

Giải pháp cần triển khai ngay là gắn chăn nuôi với giết mổ, tiêu thụ thành 1 chuỗi.

Nếu cắt khúc thị trường này ra thì hoạt động kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm khó thành công.

Trước thực trạng này, theo Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, việc quyết liệt kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm không những đảm bảo VSATTP với người tiêu dùng mà công tác quản lý dịch bệnh cũng tốt hơn.

Nếu không kiên quyết xử lý dứt điểm, xử phạt nghiêm khắc thì các cơ sở giết mổ tập trung sẽ không thể tồn tại, cạnh tranh được với giết mổ nhỏ lẻ, không giấy phép, không được kiểm soát.

Khẳng định sự quan trọng của việc kiểm soát tình trạng giết mổ gia súc, gia cầm, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, đây là việc đảm bảo vệ sinh cho hàng triệu người tiêu dùng, liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân.

Nếu như ở đâu cũng giết mổ gia súc, gia cầm thủ công như hiện nay thì không thể khống chế được dịch bệnh.

Cũng vì giết mổ thủ công mà dịch bệnh bùng phát như hiện nay.

Bộ trưởng yêu cầu các cấp, các ngành phải quyết liệt hơn nữa trong công tác này.

Theo thống kê, hiện TP.HCM có 28 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, trong đó có 2 cơ sở công suất lớn.

Hà Nội có 14 cơ sở, nhưng nhiều điểm không còn hoạt động, hoặc đã đóng cửa.

Trong khi đó, có đến 467 điểm giết mổ nhỏ lẻ, chợ cóc, chợ tạm trong nội thành không qua kiểm soát giết mổ theo đúng quy định.

 


Có thể bạn quan tâm

Giải pháp mới giúp giảm lượng khí thải nhà kính và tăng năng suất nông nghiệp Giải pháp mới giúp giảm lượng khí thải nhà kính và tăng năng suất nông nghiệp

Ngành nông nghiệp Mỹ đã tạo ra 58% lượng khí oxit nitơ của thế giới. Mỹ là đất nước đứng thứ 3 trên thế giới về việc tạo ra lượng khí nhà kính trong bầu khí quyển.

21/04/2016
Một gen của virus có thể giải thích việc kém hiệu quả của vaccin phòng bệnh PRRS Một gen của virus có thể giải thích việc kém hiệu quả của vaccin phòng bệnh PRRS

Những chủng virus gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) trên heo độc lực cao ở các vùng của Trung Quốc được phát hiện là không có quan hệ gì tới những chủng vaccin ở Lan Châu, điều này có thể giải thích việc bảo vệ kém hiệu quả của một vài vaccin.

21/04/2016
Những rủi ro mắc phải ký sinh trùng T. gondii ở các trại nuôi lợn của Trung Quốc Những rủi ro mắc phải ký sinh trùng T. gondii ở các trại nuôi lợn của Trung Quốc

Các nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm vi sinh học nông nghiệp ở Trung Quốc đã nghiên cứu tỉ lệ huyết thanh dương tính (seroprevalence) và nguy cơ nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii ở các trang trại nuôi lợn tại khu vực miền trung Trung Quốc.

21/04/2016