Trang chủ / Rau gia vị / Gừng

Giàu Từ Trồng Gừng

Giàu Từ Trồng Gừng
Ngày đăng: 16/01/2011

Gừng là một gia vị không thể thiếu trong những ngày Tết và được xem như một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Chính vì vậy những năm gần đây nhu cầu sử dụng gừng ở TPHCM ngày càng nhiều, thị trường tiêu thụ mạnh, tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu. Ông Trần Văn Đi (ở ấp 4, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TPHCM) là một trong những người tiên phong, khi mạnh dạn chuyển đổi diện tích lúa kém năng suất sang trồng gừng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đi cho biết: Một hôm ông xem truyền hình thấy giới thiệu về mô hình trồng gừng rất hiệu quả. Đêm nằm ngủ cứ trằn trọc mãi. Sáng hôm sau, ông lặn lội xuống tận tỉnh Tiền Giang, học hỏi kinh nghiệm và mua giống về trồng.

Lúc đầu ông trồng thử 100m2, sau 8 tháng ông đã thu hoạch được lứa đầu, bán với giá 12.000đ/kg. Ông nhẩm tính nếu giá gừng tươi cứ đứng vững như vậy thì trồng gừng so với trồng lúa lời gấp 3 – 4 lần, không phải chân lấm tay bùn. Vụ sau ông trồng tăng diện tích lên 1.000m2; một năm sau ông trồng diện tích lên 3.000m2.

Ông Đi cho hay: Khâu chọn gừng để làm giống rất quan trọng, chọn giống gừng tàu lá già, củ to, da bóng láng, không teo, không bị sâu bệnh. Nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 – 6 dương lịch), nhằm đỡ công tưới nước, gừng phát triển tốt.

Muốn cho gừng mọc mầm đồng đều cần ủ gừng trước, không nên dùng dao, mà phải dùng tay để tách nhánh, khi tách xong nhúng qua dung dịch Topsin hay Dithane với liều lượng 200g pha loãng với 50 lít nước, ngâm khoảng 15 phút, vớt ra để ráo nước. Một tuần sau tiến hành ủ, trải một lớp tro trấu dày từ 10 – 20cm, sau đó xếp gừng thành đống cao 20 – 30cm, phủ một lớp rơm kín lên trên, tưới nước đủ ẩm, không quá khô, không quá ướt. Nếu khô gừng sẽ khó nảy mầm, nếu ướt quá gừng dễ bị thối. Thời gian ủ khoảng 10 – 15 ngày gừng nảy mầm hết mang ra ruộng trồng.

Đất trồng cần làm tơi xốp, cây gừng rất háo nước, nhưng không chịu được úng cần lên liếp, nếu ruộng cao không bị úng vào mùa mưa thì không cần lên liếp. Lên liếp ngang 1,2m; dài tuỳ theo khổ đất, cao 20 - 30cm, mặt liếp làm đất nhỏ san thật bằng phẳng để rễ gừng phát triển tốt. Trước khi trồng cần bón lót phân chuồng hoai mục và phân lân. Nếu không có phân chuồng thì bón phân hữu cơ khác để thay thế. Khoảng cách trồng hàng cách hàng 40cm, cây cách cây 30cm. Sau này vun gốc sẽ lấy đất ở giữa vun sang hai bên giống vun gốc khoai lang.

Cùng với cách chăm sóc như vậy, anh Trần Văn Khả người cùng ấp nhờ trồng gừng mấy năm vừa rồi trúng mùa, được giá, anh đã xây được nhà khang trang. Bà Trần Thị Mới, ở ấp 4, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, tươi cười kể: Trồng gừng cũng dễ trồng, so với trồng lúa khoẻ re, không phải chân lấm tay bùn, giá cả lại cao, cứ gần Tết mối tới tận nhà cân, mình không phải đi chợ… Nhờ trồng gừng nhiều gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Cách đặt hom: Bới hốc sâu 10cm rồi rắc basudin, liều lượng 2kg cho 1.000m2 để kiến khỏi ăn. Bằm đất thật nhuyễn, đặt hom giống xuống, phủ 4 – 5 cm phân hữu cơ, dùng thùng tưới có vòi hoa sen tưới đẫm, sau phủ một lớp rơm dày để giữ ẩm.

Chăm sóc: Trồng xong ngày tưới 1 – 2 lần, trời mưa không cần tưới. Lưu ý không để gừng bị khô quá nếu bị khô gừng kém phát triển và kéo dài thời gian sinh trưởng.

Bón phân: Lượng phân cần cho 1.000m2 50kg ure, 100kg lân (bón hết khi bón lót); 10kg phân kali (bón lót 5 kg). Sau khi trồng được 1,5 tháng pha 2 muỗng phân ure pha bình 20lít để tưới 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 5 ngày.

Khi bụi gừng đẻ 2 – 3 cây con tiến hành bón thúc 7 ngày một lần liều lượng 5 kg ure, rải xung quanh gốc cách 10cm. Mỗi tháng xới đất làm cỏ 1 lần.

Gừng là loại cây củ phát triển lên trên mặt đất. Khi cây gừng đẻ 4 – 5 nhánh con tiến hành vun gốc, thời gian này cần bón thêm phân hữu cơ, có thể trộn 50% phân hữu cơ và 50% đất vun vào gốc cây.

Lượng phân kali còn lại bón vào tháng 10 âm lịch để cho củ to và chắc. (Cần chú ý kiểm tra cây gừng khi nào thấy củ trồi lên lại tiến hành vun gốc).

Ông Đi bộc bạch: Nếu chăm sóc tốt 1 sào đạt năng suất từ 4 – 5 tấn củ, với giá bán gừng hiện nay từ 17.000 – 18.000đ/kg, thì một sào ông đi thu được 68 triệu, trừ chi phí giống + phân = 18 triệu, còn lời được 50 triệu.


Có thể bạn quan tâm

Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Cây Gừng Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Cây Gừng

Ở nước ta, cây gừng (Zingiber officinale) được trồng phổ biến trong các hộ gia đình, chủ yếu để tiêu thụ tại thị trường nội địa. Vài năm trở lại đây, gừng trở thành cây có giá trị kinh tế khá cao. Thấy vậy, nông dân đổ xô nhau chuyển sang trồng gừng. Thế là các dịch hại trước đây ít được quan tâm thì nay có dịp bộc phát. Dưới đây là một bệnh thường gặp trên cây gừng, nông dân và quý đồng nghiệp có thể sử dụng như 1 tài liệu để tham khảo.

09/02/2012
Trồng Gừng Đạt Năng Suất Cao Trồng Gừng Đạt Năng Suất Cao

Cây gừng rất kén chọn đất để trồng, rất khó phát triển trên vùng đất sét nặng, nhiễm phèn. Đối với vùng đất cát, tuy đất có ưu điểm là tơi xốp, rút nước nhanh, nhưng khi nhiệt độ lên cao, nhiệt độ trong đất cũng nóng lên rất nhanh và dễ gây tổn thương cho cây gừng

16/01/2011
Trồng Gừng Sao Cho Năng Suất Cao? Trồng Gừng Sao Cho Năng Suất Cao?

Để đạt năng suất và chất lượng cao, nông dân cần chú ý từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch. Nên chọn giống củ to, già, bóng, không khô héo, không nhăn nhúm và không bị sâu bệnh...

23/10/2012
Lão Nông Trồng Gừng Trong Bao Lão Nông Trồng Gừng Trong Bao

Lão nông Phạm Huynh, ở xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) đã mày mò sáng tạo ra cách trồng gừng khá độc đáo, vừa hiệu quả, vừa khắc phục được những bất lợi của thời tiết, đất đai. Cái độc đáo của mô hình trồng gừng trong bao là có thể tranh thủ mọi không gian ngoài hàng rào, dưới tán cây hay ven lối đi để đặt bao, có bề mặt bằng phẳng để xếp bao. Sau khi trồng xong, bao gừng được xếp theo luống, mỗi luống 3 bao để thuận lợi cho việc chăm sóc, tạo không gian thông thoáng cho gừng sinh trưởng, phát triển

09/02/2012
Gừng nhiễm bệnh thối củ Gừng nhiễm bệnh thối củ

Một phần diện tích gừng ở huyện Thới Bình (Cà Mau) đang bị ảnh hưởng năng suất do nhiễm bệnh thối củ.

15/04/2017
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.