Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giàu lên nhờ trồng cây ăn quả, kết hợp trồng rừng và nuôi cá

Giàu lên nhờ trồng cây ăn quả, kết hợp trồng rừng và nuôi cá
Ngày đăng: 23/07/2015

Theo chân cán bộ Hội nông dân xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới chúng tôi có mặt tại gia đình ông Hoàng Ngọc Chung trú tại thôn Bản Nhuần 1, tiếp chuyện chúng tôi là một người đàn ông trung tuổi. Trong câu chuyện của mình ông cho hay: Vốn sinh ra trong một gia đình thuần nông, kinh tế khó khăn. Đất canh tác không nhiều, do đó cái đói, cái nghèo cứ đeo bám theo. Để thoát nghèo đói, ông Chung phải mất một thời gian dài tìm tòi, nghiên cứu lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của gia đình.

Sau nhiều lần tìm hiểu, năm 1999, ông đã quyết định đưa cây nhãn Hương Chi có suất xứ từ Hưng Yên về trồng. Sở dĩ ông chọn cây ăn quả để phát triển kinh tế gia đình là do ông thấy cây ăn quả khá phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai tại địa phương, mặt khác trồng cây ăn quả chỉ tốn công chăm sóc thời gian đầu, sau 3 đến 4 năm trở đi công chăm sóc giảm dần và cây bắt đầu cho thu hoạch.

Tuy nhiên, sau một thời gian đưa cây nhãn Hương Chi về trồng, ông thấy loại cây này tốn công chăm sóc, năng suất lại không cao nên đầu năm 2007 ông đã quyết định chuyển sang trồng cây nhãn chín muộn có nguồn gốc từ Hà Nội, bước đầu ông trồng 200 cây tại vườn, sau 3 năm chăm sóc, đến năm 2010 cây nhãn đã cho thu hoạch vụ đầu tiên, trừ các khoản chi phí ông thu về hơn 10 triệu đồng. Vụ nhãn năm 2014, riêng đối với cây nhãn chín muộn ông thu được gần 3 tấn quả, giá bán trên thị trường giao động trong khoảng 25 đến 35 nghìn đồng/kg.

Bên cạnh việc bán quả, hàng năm ông Chung còn triết cành cây nhãn để bán cho bà con quanh vùng, riêng năm 2014 ông thu về hơn 10 triệu đồng tiền bán cây con. Ngoài nhãn chín muộn và nhãn Hương Chi, hiện gia đình ông còn có gần 200 cây vải thiều, trên 50 cây na đang cho thu hoạch. Riêng năm 2014, trừ các khoản chi phí ông thu về trên 130 triệu đồng tiền bán hoa quả. Song song với việc trồng cây ăn quả, hiện ông có trên 2ha cây lát từ 1 đến 6 tuổi, trên 1000m2 diện tích ao nuôi cá.

Đánh giá về mô hình trồng cây ăn quả của gia đình ông Hoàng Ngọc Chung-Thôn Bản Nhuần 1, đồng chí Ma Thị Thiên, Chủ tịch Hội nông dân xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới cho biết: So với các hộ nông dân khác, hộ ông Chung là một trong những hộ gia đình đi đầu trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đưa những cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, cho thu nhập cao.

Theo bà Thiên, hiện trên địa bàn xã có 420 hội viên hội nông dân. Trong đó, hộ nghèo và cận nghèo có gần 200 hộ, chiếm 40,71% tổng số hội viên; hộ sản xuất kinh doanh giỏi có 60 hộ hội viên, trong đó, 06 hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện; 01 hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, còn lại ở cấp xã. Các mô hình kinh tế này đều có thu nhập từ 50 đến trên 100 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, đa phần các mô hình kinh tế này đều tập trung nuôi lợn, kinh doanh, dịch vụ…

Đối với mô hình trồng cây ăn quả của ông Hoàng Ngọc Chung thôn Bản Nhuần 1 thì hiện trên địa bàn chưa có ai thực hiện. Đây là một trong số mô hình tiêu biểu về đưa các loại cây có giá trị kinh tế vào sản xuất tại địa phương. Cũng theo bà Ma Thị Thiên-Chủ tịch Hội nông dân xã Quảng Chu, hội đang có kế hoạch nhân rộng mô hình cây ăn quả ra diện rộng để tạo thành vùng chuyên canh cây ăn quả trên địa bàn, tạo thu nhập cho bà con nhân dân, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Với cách làm hiệu quả trong phát triển kinh tế gia đình, ông Hoàng Ngọc Chung thôn Bản Nhuần 1, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới đã được các cấp hội tặng nhiều giấy khen vì đã có thành tích trong sản xuất kinh doanh giỏi, năm 2014 ông là hộ nông dân duy nhất trong xã được UBND tỉnh tặng giấy khen vì có thành tích trong sản xuất kinh doanh giỏi. Đây là phần thưởng xứng đáng dành tặng cho những người nông dân biết phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo ở địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Vải Thiều Ra Hoa Đạt Hơn 90% Ở Lục Ngạn Vải Thiều Ra Hoa Đạt Hơn 90% Ở Lục Ngạn

Được biết năm nay, huyện Lục Ngạn tập trung mở rộng diện tích sản xuất vải thiều VietGAP lên 8.500 ha ở 30 xã, thị trấn, tăng 1.000 ha so với năm ngoái.

20/02/2014
Giảm Diện Tích, Tập Trung Thâm Canh Nâng Cao Năng Suất Mía Nguyên Liệu Giảm Diện Tích, Tập Trung Thâm Canh Nâng Cao Năng Suất Mía Nguyên Liệu

Nhiều nhất là vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Lam Sơn với 16.000 ha, tiếp theo là vùng nguyên liệu của Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan gần 11.000 ha và vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Nông Cống 6.450 ha.

17/03/2014
Giá Nhãn Tăng Trở Lại Ở Đồng Tháp Giá Nhãn Tăng Trở Lại Ở Đồng Tháp

Mặt dù giá tăng cao trở lại, nhưng trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) hiện chỉ có khoảng 150/330 ha nhãn đang cho trái, tập trung ở các xã ven quốc lộ 30, nên lượng nhãn cung cấp ra thị trường sắp tới đây vẫn không được nhiều.

20/02/2014
Giá Atiso Trở Về Mức Ổn Định Giá Atiso Trở Về Mức Ổn Định

Ngày 12/3/2014, ông Hồ Ngọc Dinh- Hội trưởng Hội Nông dân phường 12 cho biết: Thời điểm này giá bông atiso và các dược liệu khác từ atiso đã trở về mức ổn định, bông Atiso khô trở về giá 210.000 đồng/1kg. Tuy giảm so với những tháng cuối năm 2013 nhưng mức giá này vẫn cao so với nhiều năm trước.

17/03/2014
Đảo Bé Ở Quảng Ngãi Được Mùa Tỏi Đảo Bé Ở Quảng Ngãi Được Mùa Tỏi

Cùng với người trồng tỏi trên đảo Lớn (An Vĩnh, An Hải), hiện nay người trồng tỏi ở đảo Bé, xã An Bình, huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) cũng đang khẩn trương thu hoạch diện tích tỏi đông xuân. Được mùa tỏi, không khí trên đảo Bé trở nên nhộn nhịp hơn.

17/03/2014