Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giảm tổn thất trong sản xuất nông nghiệp tiến độ vẫn chậm

Giảm tổn thất trong sản xuất nông nghiệp tiến độ vẫn chậm
Ngày đăng: 30/07/2015

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, tổn thất trong sản xuất lúa đầu tiên là do cách sử dụng giống, tiếp đến là thu hoạch, vận chuyển, phơi sấy, bảo quản trong kho. Tuy nhiên việc giảm tổn thất mới chỉ tập trung trong khâu thu hoạch và xây dựng kho.

Thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP, ngày 23/9/2009 về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch với nông sản, thủy sản, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg. Sau đó, Quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 2/12/2011 đã sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 63.

Trước yêu cầu của sản xuất và kiến nghị của địa phương, ngày 14/11/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 68 về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, thay thế các Quyết định 63 và 65 với phạm vi hỗ trợ rộng hơn và đặc biệt là không bị ràng buộc bởi điều kiện 60% giá trị sản xuất trong nước đối với máy móc phục vụ nông nghiệp.

Theo Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, qua gần 5 năm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai tích cực, bước đầu đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của sản xuất nông nghiệp, nhất là vùng sản xuất lúa hàng hóa ở Đồng bằng sông Cửu Long và nhận được sự đồng tình cao của nông dân cả nước.

Nghị quyết đã tạo bước tăng trưởng nhanh về cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực canh tác và thu hoạch lúa, hiệu quả đạt được cao hơn hẳn so với lao động thủ công. Đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, máy gặt đập liên hợp đạt 76% diện tích toàn vùng, nhiều tỉnh có mức độ cơ giới hóa khâu gặt cao như Long An, An Giang đạt 98%... tổn thất khâu gặt giảm từ 5-6% xuống còn 2%.

Nhờ có chính sách hỗ trợ và một số cơ chế chính sách của địa phương ban hành đã thúc đẩy người dân mạnh dạn đầu tư mua sắm máy, thiết bị phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo quản chế biến nông lâm thủy sản, nâng cấp công nghệ thiết bị.

Chính sách hỗ trợ cũng tạo điều kiện khuyến khích, thúc đẩy các cơ sở cơ khí chế tạo máy nông nghiệp trong nước đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng máy móc thiết bị. Điển hình như cơ sở Phan Tấn (Đồng Tháp), Tư Sang 2 (Tiền Giang), Hoàng Thắng (Cần Thơ) đã đầu tư cơ sở chế tạo máy gặt đập liên hợp.

Tuy nhiên, theo ông An Văn Khanh, Phó Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, mức tăng trưởng về cơ giới hóa chưa tương xứng với yêu cầu của sản xuất và giảm tổn thất sau thu hoạch, chủ yếu tập trung vào cây lúa, song chưa đồng bộ.

Các cây trồng khác và chăn nuôi, thủy sản chưa được quan tâm đúng mức. Tổn thất sau thu hoạch đối với lúa được thu hẹp, song với nhiều loại vẫn còn cao như rau quả, thủy sản, mía đường.

Ông An Văn Khanh cho rằng, nhiều địa phương đã tổ chức triển khai chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp nhưng kết quả thực hiện thấp hoặc người dân chưa tiếp cận được chính sách.

Điều này thể hiện qua số lượng khách hàng và doanh số cho vay còn thấp, qua báo cáo của 39 tỉnh thành thì chỉ có 19 tỉnh thành có dư nợ cho vay. Đặc biệt, lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước còn cao, hiện là 8,55%/năm, không có sự chênh lệch nhiều so với lãi suất cho vay thương mại nên chưa khuyến khích các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án dây chuyền máy móc, thiết bị, các dự án chế tạo máy, thiết bị sản xuất nông nghiệp. Điều này cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh số cho vay toàn bộ chương trình.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến cuối tháng 6, doanh số cho vay triển khai chương trình 3.468 tỷ đồng, dư nợ 2.438 tỷ đồng, tăng 32% so với 31/12/2014. Doanh số cho vay tăng mạnh qua các năm, nếu như năm 2011 doanh số cho vay chỉ đạt 474 tỷ đồng, thì đến tháng 6/2015 đã tăng gấp 7,3 lần so với năm đầu triển khai chương trình. Số lượng khách hàng vay vốn theo chính sách này là 14.233 lượt, số lượng khách hàng hiện còn dư nợ 9.813 khách hàng.

Tuy nhiên, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho rằng, số lượt khách hàng và doanh số cho vay còn thấp. Việc quy định doanh sách chủng loại máy, thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp hiện nay còn hạn chế.

Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu, phải sửa đổi ngay Thông tư 08/2014/TT-BNNPTNT, bổ sung các loại máy móc cả trong lâm nghiệp, thủy sản, rau quả… để được hưởng chính sách.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng cho rằng, thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP có 13 giải pháp, tuy nhiên Quyết định 68 mới thể chế được 2 giải pháp. Ngay cả khi thể chế 2/13 giải pháp vẫn còn nhiều bất cập.

Hiện vẫn chưa có tài trợ cho doanh nghiệp để chế tạo máy móc, tài trợ cho các đơn vị nghiên cứu khoa học, tài trợ để mua thiết kế nước ngoài. Bộ trưởng cũng yêu cầu Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối có báo cáo về 11 giải pháp còn lại trong Nghị quyết 48 và trách nhiệm của các đơn vị liên quan để chỉ đạo triển khai thực hiện.


Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi Gà Dưới Tán Cao Su Chăn Nuôi Gà Dưới Tán Cao Su

Thời gian qua, giá cao su giảm mạnh khiến nhiều người trồng cao su lo lắng, thì gia đình anh Trần Văn Hùng, thôn Lạc Sơn, xã Gio Sơn (huyện Gio Linh,Quảng Trị) vẫn có nguồn thu nhập ổn định nhờ biết tận dụng bóng mát lô cao su để chăn nuôi gà ta thả vườn.

19/01/2015
Gà Đông Tảo Không Đủ Bán Gà Đông Tảo Không Đủ Bán

Gà Đông Tảo là thương hiệu đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên, có đặc điểm nổi bật là cặp chân to, xấu xí, thô ráp nhưng thịt giòn và thơm ngon. Chân gà càng to thì càng hiếm, giá càng cao. Giống gà Đông Tảo rất khó nuôi nên giá luôn ở mức cao, nhất là trong dịp tết.

19/01/2015
Nuôi Nhím, Lãi 50 - 60 Triệu Đồng Nuôi Nhím, Lãi 50 - 60 Triệu Đồng

Ông Năm Nhãn thiết kế nền chuồng bằng xi măng, chung quanh được xây tường cao 1,5 m, trong chuồng được chia thành nhiều ô, mỗi ô có diện tích 1,5 m2, vách ngăn các ô được làm bằng lưới sắt. Nhím là loại ăn tạp nên không kén thức ăn, chủ yếu ăn rau, củ, quả và các sản phẩm nông nghiệp như: cám, gạo, bắp, khoai lang...

19/01/2015
Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Ngành Chăn Nuôi Bò Sữa Cần Giải Pháp Căn Cơ, Lâu Dài Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Ngành Chăn Nuôi Bò Sữa Cần Giải Pháp Căn Cơ, Lâu Dài

Ngày 16/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên đã chủ trì cuộc họp với UBND huyện Đơn Dương, đại diện Cty sữa Đà Lạt Milk (nay là TH true Milk) nhằm kiểm tra, đánh giá và tìm biện pháp tháo gỡ những khó khăn mà ngành chăn nuôi bò sữa Lâm Đồng đang gặp phải trong thời gian gần đây.

19/01/2015
Khá Giả Nhờ… Nuôi Vịt Đẻ Khá Giả Nhờ… Nuôi Vịt Đẻ

Trước đây, kinh tế của gia đình chị Nguyễn Thị Hà (SN 1980) ở buôn Tung 1, xã Buôn Triết (huyện Lak, tỉnh Dak Lak) chỉ trông chờ vào mấy sào lúa nước, nhưng hằng năm thường bị hạn hán, lũ lụt nên năng suất bấp bênh, khiến cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

19/01/2015