Giảm Thời Gian Sinh Trưởng Lúa Mùa
Muốn cho lúa mùa nhanh bén rễ hồi xanh, không bị bệnh nghẹt rễ, không bị ngộ độc thuốc trừ cỏ, đẻ nhánh sớm, nhanh thu hoạch nông dân cần chú ý một số kinh nghiệm chọn giống lúa gieo cấy và chăm sóc sau.
Chọn các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn dưới 105 ngày như các giống: Lúa Nhật, P6 đột biến, TBR36, N87, VS1, QR1, KD18… đạt tiêu chuẩn giống tốt.
Chăm sóc dược mạ tốt, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, mạ phải đủ tuổi, không quá già. Mạ dược dày xúc tuổi mạ 12-15 ngày, mạ ném tuổi mạ 7-10 ngày. Nên chọn phương pháp gieo mạ ném trên khay nhựa, lúa cấy bảo tồn được bộ rễ không bị “chột”, rút ngắn được 5-7 ngày thời gian sinh trưởng so với các phương pháp gieo mạ dược, gieo mạ trên nền đất cứng. Tốt hơn nữa là sạ lúa bằng giàn kéo tay, đây là tiến bộ kỹ thuật cần nhân rộng, rút ngắn thời gian sinh trưởng cho lúa, đỡ công lao động, năng suất cao.
Trước khi ngâm ủ nên xử lý hạt giống bằng một trong các sản phẩm: nước vôi trong 2-3% trong 12 giờ, CuSO4 1-4% trong 24 giờ, Physan 20L trong 24 giờ hoặc ngâm nước nóng 54oC trong 4-5 phút… để diệt trừ mầm bệnh khô vằn, đạo ôn, đốm nâu trên vỏ hạt giống.
Bón lót sớm cho lúa cấy, bón đủ phân chuồng hoai mục 3- 5 tạ/sào 360m2, phân khoáng cân đối khoảng 15-25kg lân supe + 3-5kg đạm ure + 3-5kg kali clorua cho 1 sào lúc cấy. Đất chua độ pH
Mạ dày xúc hay mạ ném bằng khay nhựa với các giống ngắn ngày khi cấy nên để mực nước nông 1-3cm ít nhất trong 7-10 ngày giúp cho cây lúa không bị “đuối nước” sẽ nhanh bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh sớm.
Phun cho mạ trước khi cấy và lúa đang đẻ nhánh rộ một trong các chế phẩm: 3M; ET; Yogen… giúp cho lúa nhanh bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh sớm, phòng bệnh nghẹt rễ hiệu quả.
Chỉ sử dụng các loại thuốc trừ cỏ có chứa chất an toàn cho lúa, sử dụng đúng liều lượng sau khi cấy được trên 7 ngày, lúa đã bén rễ hồi xanh, đề phòng lúa mới cấy dễ ngộ độc thuốc trừ cỏ nếu bị ngập đỉnh sinh trưởng khi gặp mưa to.
Có thể bạn quan tâm
Ở Việt Nam tỷ lệ tổn thất nông sản sau thu hoạch trên 13%, như vậy hàng năm chúng ta bị mất khoảng 3-5 triệu tấn thóc. Năm 2006 diện tích lúa của tỉnh ta là gần 41 nghìn ha và phấn đấu sản lượng đạt trên 170 nghìn tấn thóc
Sau hai năm thực hiện mô hình cấy và gieo thẳng lúa theo phương thức hàng rộng, hàng hẹp, nhiều nông dân Thái Bình đã thừa nhận hiệu quả của phương thức này, đó là: giảm 30% lúa giống, tăng năng suất 10%, giảm sâu bệnh và không còn dấu hiệu của bệnh vàng lùn, lùn sọc đen
Bệnh thối bẹ do nấm gây nên, xuất hiện và gây hại trên bẹ lá đòng vào thời kỳ sắp trỗ bông. Bệnh làm cho bông lúa cũng như hạt lúa bị ngắn lại. Bị bệnh sớm cây lúa có bông trỗ không thoát, đồng thời hạt lúa bị lép và biến màu
Bệnh vàng lá hay là bệnh vàng lá chín sớm. Đây là bệnh mới xuất hiện và gây hại từ vụ Đông Xuân năm 1988 ở tiền Giang. Hầu hết các giống cao sản ngắn ngày đều có thể nhiễm bệnh.
Bệnh lem lép hạt làm biến màu vỏ hạt lúa, có thể gây hại trên vỏ trấu hoặc bệnh trong hạt. Trên vỏ hạt, triệu chứng thay đổi tùy loài vi sinh vật gây hại và tùy mức độ nhiễm bệnh. Triệu chứng bệnh là những vết nhỏ màu nâu đen, hoặc là những mãng nâu bao phủ cả vỏ hạt