Virus lùn sọc đen vẫn lưu hành nguy hiểm
Theo Chi cục BVTV tỉnh Nam Định, từ đầu vụ ĐX 2017 - 2018 đến nay, đơn vị này đã tiến hành thu thập 116 mẫu rầy, 50 mẫu lúa, 35 mẫu lúa chét và 13 mẫu ngô gửi Viện BVTV giám định virus lùn sọc đen (LSĐ).
Dịch LSĐ đã gây thiệt hại nặng nề trong vụ mùa 2017
Kết quả cho thấy, có 6 mẫu rầy dương tính với virus LSĐ/105 mẫu đã giám định, chiếm tỉ lệ 5,71%. Có 24 mẫu lúa chét/31 mẫu giám định dương tính với virus LSĐ, chiếm tỉ lệ 77,42%. Ngoài ra, có 3 mẫu lúa dương tính với virus LSĐ/46 mẫu đã giám định (chiếm tỉ lệ 6,52%).
Riêng trong tháng 3, Chi cục BVTV Nam Định đã lấy và giám định tổng cộng 115 mẫu (gồm rầy, lúa chét và lúa non). Theo đó, có 3/72 mẫu rầy phát hiện dương tính với virus LSĐ (chiếm 4,17%); 2/42 mẫu lúa dương tính với virus LSĐ (chiếm 4,76%) và 1/1 mẫu lúa chét dương tính với virus LSĐ.
Kết quả giám định virus LSĐ tại tỉnh Nam Định thời gian qua cho thấy nguồn bệnh LSĐ vẫn đang tồn tại ở rầy, lúa và cả ký chủ phụ từ đầu vụ đến nay với tỉ lệ khá cao. Hiện nay, rầy di trú đang tăng dần mật độ. Theo dự báo, rầy lứa 1 sẽ nở rộ từ khoảng 25/3 đến 5/4/2018. Theo khảo sát, rầy trưởng thành ở các huyện phía nam tỉnh Nam Định hiện có mật độ trung bình từ 0,2 - 0,3 con/m2; rầy cám đã bắt đầu nở với mật độ 30 - 50 con/m2, nơi cao lên tới 100 - 150 con/m2. Dự báo, mật độ rầy tuổi 1, tuổi 2 sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới khi thời tiết ấm dần lên. Trong khi đó, do nguồn virus LSĐ hiện vẫn lưu hành trên đồng ruộng nên nguy cơ bùng phát và lây lan bệnh LSĐ trong vụ ĐX 2018, đặc biệt là nguy cơ lây lan virus sang vụ mùa 2018 là rất nguy hiểm.
Vụ mùa 2017, dịch LSĐ bất ngờ tái bùng phát sau gần 10 năm vắng bóng, gây hại nghiêm trọng cho nhiều tỉnh phía Bắc, nhất là các tỉnh ĐBSH, trong đó Nam Định là một trong những địa phương diễn biến dịch phức tạp và thiệt hại nghiêm trọng nhất với hơn 4.000ha mất trắng, 8.000ha thiệt hại nặng.
Có thể bạn quan tâm
Tọa đàm quản lý bệnh đạo ôn - đây là một chương trình trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về quản lý đạo ôn và các dịch hại khác trên cây lúa
Hạt lép, hạt lem, lúa nhẹ ký và mất phẩm chất khi thu hoạch là điều mà bất kỳ một nhà nông nào cũng không muốn chúng hiện diện trên ruộng lúa của mình.
Khi phát hiện lúa có nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nên nhổ vùi những cây lúa bị bệnh xuống ruộng; những ruộng bị bệnh nặng, không có khả năng phục