Trang chủ / Cây lương thực / Trồng lúa

Giải pháp ứng phó trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn trong sản xuất trồng trọt

Giải pháp ứng phó trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn trong sản xuất trồng trọt
Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt - Chi cục Trồng trọt và BVTV
Ngày đăng: 24/04/2017

Sản xuất trồng trọt năm 2016 của tỉnh Bến Tre đang phải đối mặt với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2015-2016, lâu dài làm cho đất lúa bị nhiễm mặn khó cải tạo.

Diện tích lúa Đông Xuân 2015-2016 của tỉnh Bến Tre gieo sạ 14.710 ha, nhưng tính đến ngày 18/2/2016 đã có 10.049 ha lúa bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, trong đó mất trắng 4.190 ha và con số này chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong thời gian tới. Điều đáng quan tâm nhất, mặn có khả năng  xâm nhiễm đến vùng cây ăn trái ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, nguy cơ giảm năng suất, sản lượng trái cây là điều khó tránh khỏi, thâm chí có thể làm chết cây nếu mặn tiếp tục xẫm nhiễm sâu và kéo dài.

Trước tình hình trên để ứng phó với những diễn biến bất thường của thời tiết, cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài trong việc phòng chống hiện tượng khô hạn và xâm nhập mặn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

* Giải pháp trước mắt

Đối với sản xuất lúa

Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, nguồn nước để chủ động lấy nước tưới phù hợp với thực tế. Tận dụng tối đa nguồn nước ngọt có từ giữa tháng 2 đến 25/2/2016 để tích vào kêng mương và rửa mặn cho lúa.

Các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dự báo khí tượng, thuỷ văn, tình hình hạn, mặn xâm nhập.

Tranh thủ nguồn nước ngọt để tưới cho lúa, nhất là giai đoạn lúa trổ. Trường hợp không thể có nguồn nước ngọt, có thể sử dụng nguồn nước nhiễm mặn nhẹ (dưới 2%o) nhưng tuyệt đối không tưới nước nhiễm mặn cho lúa giai đoạn trổ vì giai đoạn này lúa rất mẫn cảm.

Có thể phun một số sản phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn như: CaSi ( 25-30ml/16 lít), KN03 (10g/1 lít nước), Brassinosteroid (1,6g/1 lít nước)

Đối với sản xuất cây ăn trái

Trong vùng trồng cây ăn trái bị nhiễm mặn thì không tiến hành rải vụ, hạn chế tối đa việc tưới nước nhiễm mặn có độ mặn > 2%0  trong thời gian nhiễm mặn

Tủ gốc, giữ ẩm cho cây trồng bằng rơm rạ, lục bình, cỏ khô,…                 

Đối với cây mới trồng nên có biện pháp che bóng cho cây.

Tăng cường bón phân hữu cơ, lân và kali, hạn chế sử dụng các phân hóa học khác. Có thể phun phân bón lá có chứa Ka, Canxi, Silic  giúp tăng đề kháng (Silic giúp cây trồng tăng khả năng chịu hạn, chống chọi với nhiễm mặn, cứng cây, không đỗ ngã) .

Nơi có điều kiện tiến hành đắp bờ ngăn mặn, tích nước ngọt trong mương vườn để tưới cho cây.

Áp dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm trong vườn cây ăn trái.

Song song với các biện pháp trên cần tiến hành tỉa cành, tạo tán, nếu cây đang mang hoa, trái cần cắt bỏ bớt để giảm thoát hơi nước và để duy trì sử dụng ít nước trong thời gian xâm nhập mặn.

* Giải pháp lâu dài

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp trên vùng đất lúa kém hiệu quả; đa dạng hoá và phát triền cây trồng có khả năng thích ứng với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn.

- Điều chỉnh lịch thời vụ sản xuất nông nghiệp cho phù hợp từng vùng sinh thái. 

- Sử dụng nước tiết kiệm, tưới tiết kiệm cho lúa và cây trồng cạn, điều chỉnh việc cấp nước phù hợp khi nguồn nước bị thiếu hụt, bảo đảm hiệu quả sản xuất.

- Tập trung cho công tác tuyên truyền sâu rộng cho người dân chủ động phòng chống hạn, mặn, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra.

- Nghiên cứu chọn tạo các giống lúa, cây ăn trái có khả năng chịu hạn mặn tốt, cho hiệu quả kinh tế cao, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.

- Hoàn chỉnh hệ thống đê bao ngăn mặn dọc theo sông lớn, xây dựng các công ngăn mặn tại các điểm trọng yếu của vùng chuyên canh cây ăn trái của tỉnh

- Nâng cấp độ che phủ rừng, bảo vệ tốt diện tích rừng ngập mặn.

Tỉnh Bến Tre với gần 29.000 ha vườn cây ăn trái và hiện còn khoảng trên 10.000 ha lúa vụ Đông Xuân đang đứng trên đồng. Nếu tình hình khô hạn, xâm nhập mặn vẫn gay gắt như hiện nay và không có giải pháp hữu hiệu để đối phó thì ắt hẵn thiệt hại sẽ còn lớn hơn nữa./.


Có thể bạn quan tâm

Rút Ngắn Thời Gian Canh Tác Lúa Rút Ngắn Thời Gian Canh Tác Lúa

Anh Mai Thanh Thuộc ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ (TP Cần Thơ), thành viên TTF của Cty Tân Thành cho biết, do ruộng của anh canh tác vào thời điểm chính vụ nên khi thu hoạch vào đầu mùa mưa, cuối tháng 6/2014. Đầu vụ trục trặc nhân công trong khâu làm đất, lúa của anh sạ sau các ruộng bên cạnh từ 4 - 5 ngày.

10/08/2014
Biện Pháp Tăng Hiệu Quả Sử Dụng Đất Lúa Biện Pháp Tăng Hiệu Quả Sử Dụng Đất Lúa

Năng suất, sản lượng lúa gạo của Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2013, Việt Nam XK gần 7 triệu tấn gạo. Dự kiến năm 2014 có thể xuất 7,2 triệu tấn gạo. Tuy vậy, nông dân nhiều nơi than phiền là giá lúa thấp và rất bấp bênh, làm lúa không có lời, hoặc lời ít...

10/08/2014
Quản Lý Cỏ Dại Trên Cánh Đồng Lớn Quản Lý Cỏ Dại Trên Cánh Đồng Lớn

Cỏ dại là một trong bốn nhóm dịch hại quan trọng nhất trên ruộng lúa, cùng với sâu, bệnh và chuột. Nếu so sánh các đối tượng dịch hại khác nhau thì mức độ thiệt hại do cỏ dại gây ra đối với SX là lớn nhất (45%), do côn trùng khoảng 30%, do bệnh hại 20% và các dịch hại khác 5%.

31/05/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.