Trang chủ / Cây ăn trái / Thanh long

Giải pháp ứng phó hạn mặn cho cây thanh long

Giải pháp ứng phó hạn mặn cho cây thanh long
Tác giả: Hồng Huệ
Ngày đăng: 23/04/2021

Thanh long thuộc nhóm cây mẫn cảm với mặn nên bà con cần chủ động ứng phó, tích trữ nước trong ao hồ, mương vườn, kết hợp biện pháp kỹ thuật che phủ gốc.

TS Nguyễn Thanh Tùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Long An thăm vườn thanh long của anh Nguyễn Văn Trung (TP. Tân An, Long An ). Ảnh: TL.

Tại Thành phố Tân An, tỉnh Long An, khảo sát cho thấy hạn mặn năm 2020 vẫn chưa thôi ám ảnh tại các nhà vườn tại đây.

Theo các chuyên gia, bà con cần thường xuyên thăm vườn, tích trữ nước ngọt, theo dõi dự báo thủy văn, cảnh báo độ mặn trên sông hàng ngày, hàng giờ để kịp thời quyết định thời vụ và nhất là tránh lặp lại sự cố tưới nhầm nước mặn gây thiệt hại nặng cho vườn cây là điều bà con quan tâm thực hiện suốt thời gian này.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Trung và nhiều bà con trồng thanh long lâu năm cho biết, những năm gần đây, sự khắt nghiệt của hạn mặn tăng dần qua từng năm, khiến nhiều vùng ngọt của ĐBSCL bị nhiễm mặn.

Qua những đợt hạn mặn khốc liệt năm 2020, bà con cảnh giác, chủ động ứng phó, và có kế hoạch rõ ràng, cụ thể hơn. Tất cả đều hướng đến việc canh tác thanh long bền vững. Hầu hết nhà vườn đều khẳng định sẽ sẵn sàng bỏ qua một vụ trái nếu tình hạn mặn gay gắt, không đảm bảo đủ điều kiện nước tưới.

Ở góc độ khoa học, các chuyên gia nông nghiệp cho rằng, hạn mặn là vấn đề tồn tại từ rất lâu tại ĐBSCL. Với bà con sinh sống trong vùng tranh chấp giữa mặn và ngọt, nên chọn cách sống chung với hạn mặn, đặc biệt trong bối cảnh lượng nước ngọt từ thượng nguồn về ngày càng ít vào mùa khô như hiện nay.

Năm nay, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo, độ mặn cao nhất năm có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 3 ở khu vực hạ lưu sông Cửu Long (sông Tiền, sông Hậu). Còn trên hệ thống sông Vàm Cỏ sẽ vào cuối tháng 5. Ranh mặn 4 g/l xâm nhập sâu nhất khoảng 60 - 80km trên hệ thống sông Tiền, sông Hậu và khoảng 100-110km trên hệ thống sông Vàm Cỏ. Các tỉnh ở ĐBSCL cần chủ động ứng phó với tình hình hạn hán và xâm nhập mặn diễn ra trong thời gian tới.

Với cây thanh long, vốn thuộc nhóm cây trồng mẫn cảm với mặn (độ mặn thấp hơn 1g/l tức 1‰). Cùng với sự chuẩn bị của các cơ quan chức năng, bà con cần chủ động ứng phó, tích trữ nước trong ao hồ, mương vườn.

Khi tưới nước, cần phải kiểm tra và đảm bảo nước phải ở ngưỡng mà cây trồng chịu đựng. Thời điểm hạn mặn gay gắt, trường hợp cần thiết chỉ nên tưới ít, để tránh việc gây tích lũy muối. Song song đó, cần kết hợp các biện pháp kỹ thuật như che phủ gốc, hạn chế nắng gió, sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng giúp cây chịu mặn và giải phóng mặn tốt hơn.

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng các loại phân bón lá giàu kali, giàu canxi, silic như phân bón lá đạm sinh học Đầu Trâu MK AMICA NaNo Plus giúp tăng sức đề kháng cho cây trồng. Khi sử dụng, pha 50 ml cho 20 lít nước phun ướt đều lên tán lá, định kỳ 20-30 ngày/ lần.

Hoặc có thể sử dụng phân bón lá hỗn hợp NPK Đầu Trâu MK NPK 15-5-40, cung cấp dinh dưỡng đa, trung, vi lượng thiết yếu giúp tăng sức chống chịu cho cây trồng; sử dụng cho cây trồng giai đoạn trước khi ra hoa và nuôi trái. Nên pha 20 gam/20 lít nước, phun ướt đều lên tán lá, định kỳ 7-10 ngày/ lần.

Thời điểm hạn mặn, bà con cũng cần nên chú ý sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh để giúp cây tăng khả năng chống chịu. Cụ thể, bà con có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh Đầu Trâu HCMK 7, bón 500-700 kg/ ha/lần, bón 3-4 lần/năm. Hoặc bà con cũng có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học Đầu Trâu MK. BiO-HUMIC, bón 1-3 kg/cây/lần, bón 3-4 lần/năm nhằm giúp bộ rễ phát triển mạnh, tăng sức chống chịu cho cây trồng.

Những vùng chuyên canh cây thanh long có vị trí gần biển, việc cải tạo mương vườn, trữ nước ngọt trong mương vườn, không xử lý ra hoa, theo dõi diễn biến mặn hàng ngày, hàng giờ để lấy nước tưới cho cây phù hợp, dùng cỏ, rơm rạ, lục bình... phủ gốc giữ ẩm vẫn là những biện pháp ưu tiên hàng đầu mà ngành chức năng khuyến cáo nhà vườn cần nghiệm túc thực hiện để để ứng phó hạn, mặn của mùa khô 2020-2021.


Có thể bạn quan tâm

Tưới tiết kiệm trên thủ phủ thanh long Tưới tiết kiệm trên thủ phủ thanh long

Bình Thuận thuộc vùng khô hạn nhất cả nước nên rất thiếu nước. Vì vậy việc nông dân áp dụng tưới tiết cho cây trồng, trong đó có cây thanh long là rất cần thiết

04/02/2020
Sâu bệnh trên cây thanh long, biện pháp phòng trừ Sâu bệnh trên cây thanh long, biện pháp phòng trừ

Thanh long là một trong 9 loại trái cây xuất khẩu với số lượng lớn ra thị trường thế giới.

16/05/2020
Bí quyết bón phân urê hiệu quả cho cây thanh long xuất khẩu Bí quyết bón phân urê hiệu quả cho cây thanh long xuất khẩu

Từ đơn vị bên bờ vực phá sản, hợp tác xã Vạn Thành (xã Hiệp Thạnh, Châu Thành, Long An) đang rất nổi trong giới xuất khẩu thanh long nhờ bí quyết bón phân urê.

02/10/2020