Bí quyết bón phân urê hiệu quả cho cây thanh long xuất khẩu
Từ đơn vị bên bờ vực phá sản, hợp tác xã Vạn Thành (xã Hiệp Thạnh, Châu Thành, Long An) đang rất nổi trong giới xuất khẩu thanh long nhờ bí quyết bón phân urê.
Chìa khóa thành công của hợp tác xã (HTX) Vạn Thành chính là định hướng đầu tư đúng đắn và kỹ thuật trồng chăm sóc cây phù hợp, mà đặc biệt nhất là kỹ thuật sáng tạo khi bón phân Urê Cà Mau.
Thành công từ bờ vực phá sản
Anh Vạn Thành - Chủ tịch HĐQT hợp tác xã Vạn Thành bắt đầu câu chuyện với chúng tôi khi nhớ về những khó khăn ban đầu. Sau khi đi bộ đội về, anh “bắt tay” cùng 30 nông dân trồng thanh long thành lập HTX.
Khi trụ sở hình thành, tiêu tốn gần 1 tỷ đồng thì 20 thành viên xin rút tên, anh phải bỏ tiền túi để bù vào kinh phí thiếu hụt. Thế nhưng, vụ xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc trong năm đó lại thua lỗ cả tỷ đồng khiến hầu hết vốn liếng mất sạch. HTX đứng bên bờ vực phá sản. Thất vọng, một số thành viên còn lại đệ đơn xin rút lui.
Giữa giai đoạn khó khăn đó, anh Thành chợt nhận ra rằng nếu chỉ tập trung xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc là quá phiêu lưu.
Cụ thể, vì Trung Quốc là thị trường có ưu thế về chi phí logistics (khoảng cách địa lý gần), thị trường lớn, lại không có quá nhiều tiêu chuẩn ngặt nghèo về nhập khẩu nên đa phần người dân cũng như các thương lái, doanh nghiệp thường tập trung vào thị trường này dẫn đến nhiều rủi ro. Chỉ cần thị trường này có biến động nhỏ hàng hóa Việt Nam đều sẽ bị dồn ứ.
Đặc biệt, diện tích trồng thanh long tại Trung Quốc tương đối lớn và thời gian thu hoạch cũng gần như tương đồng với Việt Nam nên thanh long Việt khó lòng cạnh tranh với được hàng nội địa.
Sau thời gian đắn đo suy nghĩ, anh quyết định mạo hiểm tìm hướng đi khác cho HTX của mình thông qua việc tiếp cận những thị trường khó tính để gây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị nông sản. Nghĩ là làm, anh Thành tìm cách lôi kéo hợp đồng và nguồn hàng xuất đi Nhật và các nước khác.
“Tôi biết, để lấy lại uy tín, để gây dựng lại HTX thì phải kiếm được hợp đồng đem lại doanh thu cho HTX và lợi nhuận cho các thành viên” - anh chia sẻ.
Nhờ hướng đi đúng đắn, từ chỗ ban đầu chỉ vài thành viên chung sức, nay Hợp tác xã Vạn Thành đã có 120 thành viên với diện tích hơn 100ha chuyên trồng thanh long sạch xuất khẩu sang các thị trường khó tính: Úc, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Mỹ... Đời sống nông dân trồng thanh long tại đây cũng vì thế mà ngày càng ổn định hơn.
Tuy nhiên, để giữ được chỗ đứng như hiện tại bên cạnh lựa chọn hướng đi đúng đắn thì kỹ thuật chăm sóc mới chính là yếu tố quyết định.
Theo anh Thành để có thể cạnh tranh với sản phẩm nông sản của các nước khác ngoài việc chọn giống, xử lý đất, tưới tiêu, thì việc lựa chọn và bón phân hợp lý là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo năng suất và chất lượng thu được. Tin rằng những kinh nghiệm được chia sẻ dưới đây từ anh sẽ giúp bà con trồng thanh long có thêm thông tin bổ ích.
Sáng kiến bón phân Urê hiệu quả cho thanh long trái ngọt, năng suất tốt
Tùy vào loại đất, độ tuổi, năng suất thu hoạch của vụ trước và giai đoạn tăng trưởng của cây mà có thể chọn loại phân bón và cách bón phù hợp.
Muốn thanh long lớn khỏe, cho năng suất cao và ít sâu bệnh thì nhà vườn phải biết cách chăm sóc và bón phân ra sao ngay từ khi đào hố trồng.
Tại HTX Vạn Thành, chúng tôi sử dụng phân Urê Cà Mau như là “bí kíp vàng”. Bón loại Urê này giúp cây tăng hiệu suất quang hợp, sinh trưởng mạnh, năng suất ổn định và chất lượng quả tốt.
Mùa khô thì chúng tôi bón Urê trước lúc chờ đèn và bón hai lần để thanh long hấp thụ nhiều dinh dưỡng nhất có thể. Hạt phân Urê Cà Mau tan từ từ giảm bớt nỗi lo về thất thoát Đạm, nhất là mùa mưa mà cũng vì thế tiết kiệm hơn. Với kích cỡ to tròn đều, độ cứng cao, không vón cục, sản phẩm Urê hạt đục Cà Mau dễ rải và dễ phối trộn với các loại phân khác cũng như thuận tiện vận chuyển ra vườn.
Một bí kíp đặc biệt khi bón phân được anh Thành bật mí, đó là để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu thì việc bón phân phải tuân thủ đúng chu kỳ, có ghi chép sổ nhật ký trồng trọt cụ thể, để theo dõi hiệu quả của việc bón phân. Thông qua đó, người trồng nắm rõ và điều chỉnh lượng phân bón phù hợp tránh tình trạng dư thừa khiến thành phẩm không vượt qua được tiêu chuẩn kiểm tra khắt khe của các nước.
Có nhật ký trồng trọt, nông dân không chỉ được lợi trong khâu tiêu thụ nhờ sản phẩm an toàn, chất lượng mà còn có thể đúc kết được kinh nghiệm, đánh giá được hiệu quả của từng loại phân bón sử dụng.
Thông tin này sẽ giúp người trồng đưa ra lựa chọn sản phẩm và điều chỉnh phù hợp đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt nhưng với mức chi phí thấp nhất. Nhờ vậy, sản phẩm nông nghiệp sẽ có sức cạnh tranh cao hơn, lợi nhuận nhiều hơn.
Việc ghi chép đầy đủ cũng sẽ giúp cho việc hoàn thiện hồ sơ và lưu trữ của vùng canh tác, có lợi cho việc hoàn tất các thủ tục xuất khẩu nhanh và thuận tiện hơn.
Vững vàng trước “sóng gió Covid” nhờ định hướng đúng và kỹ thuật chăm sóc đồng đều
Thời gian vừa qua, không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới đều gặp phải khó khăn trong thị trường tiêu thụ và xuất khẩu bởi ảnh hưởng dịch Covid-19. Ngành sản phẩm sau thu hoạch cũng vì thế mà bị 'lung lay'. Cho đến nay tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường, nên khó có ai hoặc tổ chức nào đảm bảo mình sẽ trụ vững qua mùa dịch.
Tuy nhiên HTX Vạn Thành vẫn rất lạc quan trước bối cảnh khó khăn của thị trường nhờ những định hướng đúng đắn và kỹ thuật chăm sóc đồng đều, sáng tạo của mình. Đó là sự chỉn chu về quá trình chăm bón, định hướng dài hạn và mục tiêu rõ ràng cho thanh long xuất khẩu.
Theo anh Thành, chính trong những thời điểm khó khăn ấy, nếu nhà vườn làm tốt nhiệm vụ, nông sản duy trì được sự ngon lành và vượt chất lượng, thì mới tạo ra những bước thành công sau này. Mặc dù thanh long bị rớt giá, chủ yếu ở thị trường Trung Quốc, nhưng HTX Vạn Thành vẫn duy trì năng suất và cho rằng việc sản xuất không bị ảnh hưởng nhiều.
Nổi tiếng khắp vùng với thành quả từ hướng đi mới trong việc trồng và đưa thanh long xuất khẩu tới các thị trường khó tính bậc nhất thế giới, HTX Vạn Thành giờ đây đã trở thành mô hình cho nhiều bà con địa phương học hỏi. Hi vọng, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ có thêm thật nhiều những câu chuyện thành công như thế này, góp phần đưa nông sản của chúng ta vươn tầm khắp thế giới.
Có thể bạn quan tâm
Thanh long là một trong những cây trồng chủ lực của các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang, nhưng thị trường tiêu thụ thường không ổn định.
Bình Thuận thuộc vùng khô hạn nhất cả nước nên rất thiếu nước. Vì vậy việc nông dân áp dụng tưới tiết cho cây trồng, trong đó có cây thanh long là rất cần thiết
Thanh long là một trong 9 loại trái cây xuất khẩu với số lượng lớn ra thị trường thế giới.