Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giải Pháp Quản Lý Sâu Cuốn Lá, Nhện Gié

Giải Pháp Quản Lý Sâu Cuốn Lá, Nhện Gié
Publish date: Thursday. November 27th, 2014

Hiện tại thời tiết đang chuyển mùa lạnh, nhiều sương vào buổi sáng, buổi trưa nắng nóng đang tạo điều kiện để bệnh đạo ôn phát triển. Đặc biệt ở những ruộng lúa đang bón phân đợt 2, bệnh đạo ôn có xu hướng gia tăng, do đó bà con cần thăm đồng thường xuyên để ngăn ngừa bệnh lây lan.

Sâu cuốn lá nhỏ là dịch hại thường xuyên có mặt trên đồng ruộng. Chúng gây hại bằng cách, sau khi nở sâu non nhả tơ cuốn dọc hai mép lá lúa lại tạo thành cái bao, rồi nằm bên trong ăn chất xanh của lá, chỉ để lại màng trắng bên ngoài. Làm giảm khả năng quang hợp của cây lúa, nếu nặng có thể gây thất thu năng suất nghiêm trọng. Trong một ruộng lúa, sâu cuốn lá thường có hai đợt chính:

Đợi thứ nhất: Thường vào lúc lúa đẻ nhánh rộ, đợt này tỉ lệ lá bị hại có thể sẽ cao, nhưng ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây lúa không nhiều lắm, vì khi bị tổn hại cây lúa sẽ nhanh chóng ra lá mới, chồi mới để bù đắp những gì đã mất. Nhưng theo khuyến cáo tỉ lệ sâu ở mật độ cao bà con cần xịt thuốc để bảo vệ lúa.

Đợt sâu thứ hai thường xuất hiện trùng vào lúc lúa làm đòng, trổ bông, đợt này sâu tấn công trực tiếp vào lá đòng, nên sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Hiện tại nhiều trà lúa đông xuân sớm tại Sóc Trăng bước vào giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng, kết hợp với thời tiết có mưa nắng xen kẽ, sâu cuốn lá dễ phát sinh, có khả năng phát triển và gây hại mạnh trong thời gian tới.

Trong thực tiễn, nhiều nông dân sử dụng thuốc chưa theo nguyên tắc bốn đúng nên sâu dễ bị lờn thuốc, như phun thuốc chưa đúng giai đoạn (phun ngừa khi sâu chưa xuất hiện hoặc phun thuốc khi sâu đã quá già, tuổi 4-5), sử dụng thuốc tăng liều so với khuyến cáo, phun thuốc chưa đủ lượng nước,….dẫn đến sâu lờn thuốc.

Do chuyên canh, sản xuất ba vụ nên lúc nào cũng có nguồn thức ăn cho sâu cuốn lá phát triển, trên ruộng xuất hiện sâu gối lứa nên cũng rất khó chọn thời điểm phun thuốc đạt hiệu quả. Cùng với sự phát triển sâu cuốn lá, thì nhện gié cũng là đối tượng quan trọng bà con cần đề phòng, bởi chúng làm thiệt hại rất đáng kể khi lúa trổ. 

Cơ thể của nhện rất nhỏ, trong suốt, rất khó phát hiện bằng mắt thường. Chúng gây hại bằng cách chích hút nhựa làm cho cây lúa phát triển kém. Nếu mật số cao, nhện có thể leo lên hại bông, làm hạt lúa bị lép lửng. Những vết thương do nhện gây ra còn là cửa ngõ cho nhiều loài nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cây lúa.

Sulfaron có khả năng thấm sâu qua tế bào biểu bì của lá, là thuốc có tác động vị độc và tiếp xúc, hiệu lực phòng trừ mạnh. Trên cây lúa, ngoài sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié, thuốc còn diệt được cả sâu đục thân và sâu đục bẹ, là đối tượng cũng thường có mặt trên ruộng lúa cùng lúc với sâu cuốn lá, vì thế khi sử dụng thuốc để trừ sâu cuốn lá,  thì đồng thời cũng góp phần phòng trừ sâu đục thân, đục bẹ và nhện gié trong ruộng lúa.

Hiện tại thời tiết đang chuyển mùa lạnh, nhiều sương vào buổi sáng, buổi trưa nắng nóng đang tạo điều kiện để bệnh đạo ôn phát triển. Đặc biệt ở những ruộng lúa đang bón phân đợt 2, bệnh đạo ôn có xu hướng gia tăng, do đó bà con cần thăm đồng thường xuyên để  ngăn ngừa bệnh lây lan. 

Bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá và nhện gié là những dịch hại nguy hiểm trên đồng ruộng chúng có thể gây thiệt hại lớn về năng suất. Thời tiết hiện nay đang tạo điều kiện thuận lợi để dịch hại phát triển, nông dân cần thực hiện tốt các giải pháp được khuyến cáo để bảo vệ lúa.

Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2515&keycon=59&lsk=&keyntc=6


Related news

Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Thành Phố Cần Thơ Chủ Động Phòng Chống Dịch Hại Trên Lúa Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật Thành Phố Cần Thơ Chủ Động Phòng Chống Dịch Hại Trên Lúa

Căn cứ vào giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, điều kiện thời tiết, các loài thiên địch hiện diện ngoài đồng (bọ xít mù xanh, kiến 3 khoang,...), Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ dự báo rầy nâu, bọ trĩ, ốc bươu vàng… là những đối tượng gây hại chính đối với lúa đông xuân 2013-2014 và hè thu 2014 trong những ngày tới.

Monday. March 17th, 2014
Nuôi Bồ Câu Thu Tiền Tỷ Nuôi Bồ Câu Thu Tiền Tỷ

Người dân thôn 2, xã vùng cát Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn, Quảng Nam rất tâm đắc với mô hình nuôi bồ câu của bà Nguyễn Thị Lệ Xuân. Mô hình này mỗi năm mang lại thu nhập cho bà Xuân gần 2 tỷ đồng.

Thursday. February 20th, 2014
Tích Cực Phòng, Trừ Bệnh Phồng Lá Chè Tích Cực Phòng, Trừ Bệnh Phồng Lá Chè

Toàn tỉnh Thái Nguyên có 19 nghìn ha chè, trong đó có gần 17 nghìn ha chè kinh doanh; 70 vườn ươm giống chè, hiện các hom giống đang ở giai đoạn nẩy mầm, mọc rễ. Tuy nhiên, gần 1 tháng qua, thời tiết âm u, mưa phùn, độ ẩm cao trên 90% nên lác đác một số nơi đã xuất hiện bệnh phồng lá chè.

Monday. March 17th, 2014
Nhà Vườn Trúng Giá Xoài Đầu Vụ Nhà Vườn Trúng Giá Xoài Đầu Vụ

Xoài cát Hòa Lộc là 1 trong 7 chủng loại trái cây chủ lực có lợi thế cạnh tranh của tỉnh, với diện tích 4.700 ha trồng, tập trung chủ yếu ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy; là loại trái cây đặc sản của tỉnh, cũng là sản phẩm trái cây đầu tiên của vùng ĐBSCL được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý và được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Monday. March 17th, 2014
Nuôi Ốc Nhồi Lãi Hàng Chục Triệu Đồng Nuôi Ốc Nhồi Lãi Hàng Chục Triệu Đồng

Những năm gần đây, từ việc nuôi ốc nhồi giống và ốc nhồi thương phẩm, thu nhập của nhiều nông dân xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội được nâng cao rõ rệt.

Thursday. February 20th, 2014