Giải pháp nâng cao năng suất chăn nuôi lợn rừng
Nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi ở nước ta đã nghiên cứu và ứng dụng mô hình chăn nuôi lợn rừng có năng suất, chất lượng thịt tốt, giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo nhờ nguồn thu nhập ổn định.
Chú ý về dinh dưỡng để chăn nuôi lợn rừng đạt năng suất cao. Ảnh minh họa
Vài năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ chăn nuôi động vật hoang dã ngày càng tăng, trong đó, loại đặc sản được nhiều người ưa chuộng là thịt lợn rừng. Nằm bắt được xu thế đó, nhiều trang trại và các cơ sở chăn nuôi ở nước ta đã nghiên cứu và ứng dụng mô hình chăn nuôi lợn rừng có giá trị kinh tế cao, đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo nhờ nguồn thu nhập ổn định.
Để chăn nuôi lợn rừng đạt năng suất cao, chế độ ăn cho heo phải được nghiên cứu kỹ, thay đổi khẩu phần hằng ngày cho phong phú, tốt nhất là trồng ngay trong trang trại. Cho ăn phải đúng giờ, mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều; ngoài ra còn phải có đủ nguồn nước sạch. Khi chăn nuôi lợn rừng, phải điều chỉnh sao cho mỗi tháng lợn chỉ tăng từ 2 – 2,5kg/con, nếu ít hơn thì lợn sẽ bị gầy, còn nếu nhiều hơn thì thịt sẽ nhiều mỡ, mất đi độ dai, giòn.
Lợn con một tuần tuổi cần được tiêm chích để bổ sung chất sắt, khi đến 1 tháng tuổi thì cho lợn con tập ăn thức ăn tinh, nên được nấu chín để dễ hấp thụ. Khi được 2 tháng tuổi, lợn con sẽ được tách mẹ và đưa sang chuồng rộng nối liền với sân vườn.
Để tăng năng suất sinh sản của lợn rừng, từ đó tăng năng suất chăn nuôi, người nông dân cần sử dụng thức ăn là một giải pháp để kích thích lợn nái động dục và tăng số lượng trứng rụng trong một chu kỳ động dục. Thông thường, đối với lợn rừng, chúng ta thường cho rằng không cần cho ăn nhiều thức ăn.
Điều này phù hợp với sinh trưởng của lợn rừng, nhưng chưa thực sự thỏa đáng đối với chăn nuôi lợn nái rừng sinh sản. Bởi vì, thức ăn và dinh dưỡng giai đoạn trước phối giống có vai trò quan trọng trong việc kích thích lợn nái động dục, kích thích sự phát triển của buồng trứng, tăng số trứng rụng, từ đó làm tăng số lượng con đẻ/lứa và số lứa đẻ/năm của lợn nái.
Đối với lợn nái hậu bị chuẩn bị phối giống: trước khi dự kiến phối giống khoảng 10 - 14 ngày cho ăn tăng thêm 40% lượng thức ăn tinh (Ngô, cám gạo, đỗ tương rang, củ quả…) so với những ngày trước đó, lượng thức ăn thô xanh cho ăn tự do. Sau khi lợn nái động dục, phối giống trở lại chế độ ăn bình thường.
Đối với lợn nái đã sinh sản: Ngày cai sữa không cho lợn mẹ ăn, hạn chế nước uống Những ngày sau đó: Cho ăn tăng thêm thêm 40% lượng thức ăn tinh (Ngô, cám gạo, đỗ tương rang, củ quả…) so với những ngày trước đó, lượng thức ăn thô xanh cho ăn tự do. Khi lợn nái động dục, phối giống trở lại chế độ ăn bình thường.
Có thể bạn quan tâm
Trong chăn nuôi lợn nái, có trường hợp, lợn mẹ trở nên dữ tợn, cắn con sau khi đẻ. Nếu không có biện pháp khắc phục có hiệu quả và kịp thời lợn mẹ có thể cắn chết hoặc làm bị thương tới 30-50% số con trong đàn, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Hiện tượng sa ruột ở heo con có 2 dạng: sa ruột cuống rốn và sa ruột bẹn.
Bệnh bọng nước heo là bệnh nhiễm trùng, có tính chất lây lan mạnh.
Bệnh giả dại hay còn gọi là bệnh Aujeszky do virus thuộc nhóm herpes gây ra, tấn công vào hệ thần kinh trung ương và các cơ quan khác như hệ hô hấp, sinh sản của heo.
Bệnh xảy ra chủ yếu trên heo nái hậu bị, nái đã đẻ nhiều lứa, heo nọc đóng vai trò rất quan trọng trong việc gieo rắc mầm bệnh.