Biện pháp kỹ thuật để heo nái sinh sản nhiều con trên lứa, tỉ lệ sống cao
Tập huấn cho các hộ chăn nuôi về kỹ thuật mới trong chăn nuôi nái sinh sản. Xây dựng mô hình chăn nuôi heo nái sinh sản theo hướng an toàn đồng thời đẻ nhiều con/ lứa/, heo nái sử dụng nhiều lứa, tỉ lệ heo con cai sữa sống cao. Những biện pháp được áp dụng sau đây:
1. Không cho phối lại: Tỉ lệ phối lần đầu thành công lên tới 96%, đạt năng suất rất cao. Khi đưa hậu bị lên phối, nếu phối lần đầu bị thất bại thì có thể đào thải không cần quan tâm đến sẽ giảm hiệu quả kinh tế.
2. Phối lúc sáng sớm: Phối rất sớm (lúc 5 giờ). Lúc đó trại rất yên tĩnh. Hệ thống cho ăn tự động 7 giờ mới làm việc lúc đó tỉ lệ đậu thai cũng cao so với những nái phối thời điểm khác. Nái sau khi chịu đực 24 giờ thì bắt đầu cho phối. Còn đực trước khi phối cho ăn sẽ kích thích mạnh hơn.
Nái sau khi cai sữa 4, 5, 6 ngày thì bắt đầu đưa vào phối. Mặt khác, nái hậu bị nếu lên giống sẽ đưa vào phối. Khi phối nái phải được giám sát kỹ lưỡng, mỗi lần chỉ phối 1 con. Sau khi cai sữa đến trước khi phối phải cung cấp thức ăn đầy đủ 3 lần / ngày. Một ngày sau khi phối, lượng thức ăn cho nái ăn giảm xuống còn 1,8 kg trong vòng 84 ngày đầu. dựa vào thể trạng của heo mà điều chỉnh lượng thức ăn cho thích hợp. Nếu heo có thể trạng bình thường (không liên quan tuổi heo) điều chỉnh tăng từ 2,0 kg trở lên tùy thể trạng, từ ngày thứ 85 đến trước đẻ 1 tuần cho ăn 2,8- 3,0 kg/ngày, trước đẻ 1 tuần giảm lượng thức ăn như lúc heo mới phối giống
3. Chuyển nái: Trong trang trại sau khi phối từ 10 đến 35 ngày tuyệt đối không được chuyển heo. Bởi vì đây là thời kỳ hình thành thai nhi, ảnh hưởng đến việc đẻ nhiều, hay ít con
4. Vệ sinh và ánh sáng: Phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh trong chuồng trại, phải vệ sinh định kỳ. Không có thức ăn rơi vãi ở khu vực máng. Cần phải vệ sinh cào phân mỗi ngày để tránh nhiễm khuẩn phần âm hộ khi nái nằm xuống. Mỗi tuần phải dành 40 tiếng cho việc vệ sinh sát trùng. Các thiết bị trước khi sát trùng phải tiêu độc và phơi khô trước 24 tiếng.
Đèn huỳnh quang và các trang thiết bị không để cho bám bụi vì heo rất dễ không lên giống. Chiếu sáng mỗi ngày 18 giờ từ 4 giờ sáng tới 10 giờ đêm để mỗi khi nái thức dậy có thể lên giống dễ dàng.
5. Duy trì chất lượng thức ăn: Trại tuân theo hướng dẫn các nhà cung cấp thức ăn cho nái mang thai và nái chờ phối. Cho ăn sau khi phối tới khi sắp đẻ, rồi đổi loại khác. Heo hậu bị có thể ăn thức ăn heo giống (ta hay gọi là thức ăn kích dục) từ lúc heo đạt 100 kg. Mọi loại thức ăn dành cho nái rạ, để đề phòng táo bón đều được bổ sung chất xơ vào thức ăn. Trang trại kiểm tra lượng dinh dưỡng và độc tố nấm mốc. Luôn luôn cung cấp thức ăn tốt cho nái, bảo quản thức ăn nơi khô mát… thức ăn phải còn hạn sử dụng
6. Sử dụng heo đực lai: Sử dụng đực giống tốt để đàn heo con có phẩm chất tốt về sau như tỷ lệ nạc, tiêu tốn thức ăn, ít bệnh tật… nên sử dụng các giống như Yorshire, Landrac, Duroc…Con của những con đực này khỏe mạnh, tỉ lệ chết trước cai sữa không quá 4%. Trang trại tự thiết kế các chuồng nái đẻ để bảo vệ nái và con không bị đè tổn thương. Bề rộng của chuồng nái là 1,83 m để khi đẻ nái có thể đứng dậy. Theo quy cách này thì phần heo con 2 bên rộng 46 cm/1 bên để dự trù trường hợp heo bị mẹ đè và số lượng heo con đẻ ra nhiều.
7. Bấm răng: Việc bấm răng heo con giúp nó không cắn vú mẹ và không làm tổn thương các con khác. Việc này phải được thực hiện hết sức chính xác hiện nay cắt răng sau đẻ 24 giờ. Dụng cụ cắt thay ba tuần một lần. Để hạn chế chảy máu phải cắt sát chân răng. Để chống nhiễm trùng và viêm khớp dùng kềm nhiệt để cắt đuôi.
8. Hệ thống bú sữa: Theo kinh nghiệm của trại đẻ nếu nái đẻ trên 11 con thì sử dụng hệ thống bú bổ sung rất tốt. Nếu bú bổ sung nái sẽ đỡ mất sức bởi vì nái nuôi càng nhiều con thì phải sản xuất ra càng nhiều sữa. Hệ thống này còn được sử dụng khi có nhiều heo con trọng lượng nhỏ. Cần phải vệ sinh trang thiết bị thường xuyên.
9. An toàn dịch bệnh: Khách khi tham quan trại phải có sự đồng ý trước của người quản lý trại. Đa số khách vào được giới hạn tại khu vực xung quanh văn phòng, hạn chế cho xuống trại. Mọi cửa trại phải được khóa kỹ. Khi xuống trại phải sát trùng ủng. Mọi người làm trong trang trại khi tiếp xúc với heo phải sử dụng găng tay. Một số trường hợp cần phải sử dụng mặt nạ phòng bụi. Kiểm tra huyết thanh bầy heo. Mỗi tháng kiểm tra định kỳ một lần xem có bị PRRS hay Mycoplasma không.
Với những biện pháp như trên, nghề chăn nuôi heo nái sinh sản mang lại hiệu quả thiết thực như: ít dịch bệnh, heo nái chậm loại thải, thời gian đẻ 2,2-2,4 lứa/ năm, heo con sinh ra nhiều trên lứa, tỉ lệ heo con sống đến cai sửa cao, trọng lượng cai sửa lớn. Tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp ngành chăn nuôi dần dần theo hướng an toàn trong chăn nuôi và sản xuất thịt sạch…
Có thể bạn quan tâm
Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời
Địa điểm làm chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông –Tây để tránh bức xạ mặt trời.
1. Chăm sóc heo nái trong giai đoạn mang thai: Nái tơ lên giống vào tháng tuổi thứ 6 đến tháng thứ 8 (trọng lượng khoảng 80 - 110 kg) tuỳ thuộc vào điều kiện chăm sóc. Tuy nhiên, tốt nhất chỉ nên phối giống khi nái trên 6 tháng tuổi và trọng lượng ít nhất 90 kg.