Giải Pháp Hạ Giá Thành Sản Xuất
Cánh đồng lớn (CĐL) đã giúp nhà nông giảm chi phí trong SX lúa gần 2 triệu đ/ha, hạ giá thành từ 400 - 500 đ/kg, lợi nhuận tăng thêm khoảng 4 triệu đ/ha.
Nhưng quan trọng hơn là làm lúa theo hướng VietGAP an toàn cho cả người SX lẫn người sử dụng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo truy nguyên được nguồn gốc. Đó là nhận định chung của những hộ nông dân ở các huyện SX lúa trọng điểm của tỉnh Kiên Giang sau khi tham gia thực hiện CĐL.
Vụ HT 2014, Trung tâm KN-KN Kiên Giang được giao nhiệm vụ hỗ trợ nông dân thực hiện 15 CĐL tại các huyện SX lúa trọng điểm của tỉnh. Cánh đồng nhỏ nhất có diện tích 85 ha, lớn nhất 230 ha, tổng diện tích thực hiện là 1.901 ha, với 1.009 hộ nông dân tham gia.
Trong đó, dẫn đầu là huyện Tân Hiệp với 516,7 ha, tiếp đó là Hòn Đất 261 ha, U Minh Thượng 208 ha, Vĩnh Thuận 200,5 ha… Đến nay, tất cả CĐL trên địa bàn đã được thu hoạch dứt điểm, năng suất trung bình khá cao, đạt 5,9 tấn/ha, cao hơn so với bên ngoài 0,4 tấn/ha.
Hỏi về CĐL, ông Nguyễn Văn Hứa, nông dân tham gia mô hình ở xã Thạnh Đông A, Tân Hiệp hào hứng nói: “Qua tập huấn và thực tế triển khai, đã giúp nông dân chúng tôi thấy được những hạn chế của cách làm theo tập quán trước đây.
Chẳng hạn như việc sạ thưa, sạ hàng không những giúp giảm được lượng giống gieo sạ, mà còn giúp quản lý dịch hại được dễ dàng hơn. Hay như việc bón phân theo bảng so màu lá vừa giúp bón đúng, bón đủ lượng phân cây lúa cần vừa tránh được tình trạng dư thừa, nhất là thừa đạm, dễ phát sinh sâu bệnh”.
Tương tự, ông Trần Hữu Quân, xã Mỹ Lâm, Hòn Đất cũng đánh rất rất cao hiệu quả của mô hình. Theo ông Quân, việc yêu cầu thực hiện SX lúa theo hướng VietGAP phải ghi chép sổ tay giúp nhà nông quản lý tốt mùa vụ, nhất là các loại VTNN đã sử dụng. Cuối vụ, chỉ cần cộng sổ là biết lời lỗ ngay.
Còn trước đây nông dân chỉ có thể phỏng đoán, vì làm ruộng nhà, cần bao nhiêu thì ra đại lý mua, không thể nhớ hết đã sử dụng loại gì, bao nhiêu để mà hoạch toán kinh tế lời lỗ.
Không chỉ được tập huấn, nông dân tham gia CĐL còn được Trung tâm KN-KN Kiên Giang hỗ trợ tiền chênh lệch mua lúa giống cấp xác nhận so với lúa thường là 480.000 đ/ha và 300 đ/kg phí vận chuyển về tận nơi. về phân bón được hỗ trợ 30% chi phí, chủ yếu là các loại phân hữu cơ vi sinh với mức 600.000 đ/ha. Ngoài ra, còn được cung cấp tủ thuốc gia đình, sổ nhật ký, tài liệu kỹ thuật cho từng hộ.
Vụ ĐX 2014-2015, Trung tâm KN-KN Kiên Giang dự kiến triển khai 12 CĐL tại các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Hòn Đất, Gò Quao, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng, tổng diện tích 1.680 ha với các giống lúa chất lượng cao như OM 5451, OM 4900, OM 7347 và lúa thơm Jasmine 85.
Nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nên CĐL đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà nông. Cụ thể chi phí SX trong mô hình vụ HT 2014 trung bình là 16,4 triệu đ/ha, thấp hơn so với ruộng đối chứng gần 1,8 triệu đ/ha. Chủ yếu nhờ giảm được lượng lúa giống (từ 30 - 50 kg/ha), giảm lượng phân hóa học khoảng 20 - 30%, giảm số lần phun xịt thuốc phòng trừ sâu, bệnh từ 2 - 3 lần.
Giá thành SX ở mức từ 2.300 - 2.900 đ/kg lúa thương phẩm, trung bình thấp hơn so với bên ngoài mô hình 512 đ/kg. Năng suất lúa trong CĐL đạt khá cao, trung bình 5,9 tấn/ha, một số cánh đồng có điều kiện SX tốt đạt 6,5 tấn/ha, hiệu quả kinh tế đạt trên 15 triệu đ/ha, cao hơn 4 triệu đ/ha so với đối chứng.
PGĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang, Phù Khí Nguyên cho biết, thực hiện mối liên kết 4 nhà trong CĐL, vụ HT 2014 trung tâm đã phối hợp với Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp của tỉnh để cung cấp nguồn lúa giống xác nhận cho bà con canh tác. Chính quyền địa phương và các HTX nông nghiệp tham gia thực hiện các dịch vụ như bớm tưới, tổ chức lịch thời vụ xuống giống…
Còn về phân bón, có các đơn vị tham gia gồm Cty TNHH Thanh Xuân (phân bón Đại Nông), Cty Hóa nông Hợp Trí, Cty Dasco (Đồng Tháp) để cung cấp vật tư đầu vào cho các cánh đồng.
Riêng về khâu đầu ra, vụ vừa qua Cty XNK Vĩnh Thắng có hợp đồng bao tiêu cho nông dân huyện Gò Quao nhưng diện tích được thu mua không nhiều. Hạn chế hiện nay là chưa có nhiều đơn vị tham gia nên phần lớn các CĐL sau khi thu hoạch nông dân phải tự tổ chức tiêu thụ, chủ yếu là bán qua thương lái thu mua lúa tươi tại ruộng.
Có thể bạn quan tâm
Ông Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết, hiện nay tại các xã An Hải, An Hòa, An Mỹ, An Cư (huyện Tuy An - Phú Yên) rệp sáp bột hồng hại sắn xuất hiện gây hại 18ha, trên giống KM 94.
Qua thực tế cho thấy: mặc dù một số diện tích ngô gặp hạn nhưng năng suất trung bình của các mô hình vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Năng suất ở những nơi bị hạn nhiều như Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam đạt từ 52 đến 55 tạ/ha. Đối với mô hình trồng xen, năng suất trồng ngô đảm bảo. Hiệu quả ước đạt cao hơn so với canh tác truyền thống khoảng 20 đến 30%.
3 năm trước, 200 hộ dân canh tác khoảng 400 ha quýt đường ở xã Tân Lâm (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được coi là những nông dân nhanh nhạy trong sản xuất nông nghiệp, tại đây cũng đã xuất hiện nhiều tỷ phú nhờ trồng quýt.
Trước đây, cây cam, quýt chỉ được trồng tại 3 xã nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh là Quang Thuận, Đôn Phong, Dương Phong, nhưng đến nay đã được mở rộng ra các xã là Sỹ Bình, Cao Sơn và Tú Trĩ, Phương Linh với tổng diện tích khoảng hơn 1.000ha, trong đó có 700ha đã cho thu hoạch.
Theo nhiều nông dân, nhãn Ido hình dạng trái như nhãn tiêu nhưng cơm dầy, hạt nhỏ, trái to, vị ngọt dịu, vỏ trái mỏng và năng suất cao hơn nhãn tiêu. Vì vậy, nhãn Ido được người tiêu dùng ưa chuộng và giá luôn ở mức cao. Các ngành chuyên môn cho rằng, cách làm này rất linh hoạt, ngoài rút ngắn thời gian mà có thể giữ lại gốc nhãn tiêu.