Giấc mơ cho gà Việt Nam
Trong 2 ngày 15 và 16.9, tại Quảng Nam, Trung ương Hội Nông dân (T.Ư Hội NDVN) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển ngành chăn nuôi gà ở Việt Nam”.
Không cạnh tranh nổi với thịt gà nhập
Theo Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lều Vũ Điều, ngành chăn nuôi gà có vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam, thu hút lượng lớn lao động cả nước tham gia. Tồn tại lớn nhất của ngành chăn nuôi này là có quy mô nhỏ, mang tính chất tự phát, phân tán trong các hộ ND.
Người chăn nuôi đứng trước thực tế là giá thức ăn chăn nuôi cao, trong khi đó năng suất, chất lượng vật nuôi lại thấp, giá thành sản xuất cao, dẫn đến hiệu quả chăn nuôi và sức cạnh tranh thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Phần lớn ND lại thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, dịch bệnh và vốn dẫn đến việc chăn nuôi gà bị rủi ro cao.
Trang trại gà của anh Triệu Đình Hợi (Vụ Bản, Nam Định) được đầu tư quy mô với 6.600 con gà thịt, giống Indonesia. Ảnh: Đàm Duy
“Hội NDVN tổ chức hội thảo này nhằm tìm kiếm những giải pháp để khắc phục các tồn tại trên, góp phần tìm một hướng đi khả quan hơn cho ngành chăn nuôi gà Việt Nam” – ông Điều nêu lý do.
Tham luận của nhiều đại biểu tại hội thảo đã chỉ ra thực trạng đáng lo lắng hiện nay của ngành chăn nuôi gà Việt Nam. Ngoài các điểm yếu về vốn, về kỹ thuật chăn nuôi, thú y, về đất đai…, các tham luận còn bày tỏ lo ngại về tình trạng nhập khẩu ồ ạt thịt gà hiện nay đã đẩy ngành chăn nuôi gà Việt Nam vào bế tắc.
Theo đại diện của Trường Cao đẳng NNPTNT Bắc Bộ, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 100.000 tấn thịt gia cầm đông lạnh các loại. Trong đó, thịt gà nhập khẩu chiếm 1/3 tổng lượng thịt gà công nghiệp tiêu thụ trong nước. Thịt gà đông lạnh nhập khẩu chủ yếu là đùi gà, nhập nhiều nhất là ừt Mỹ.
Trớ trêu là ta nhập thịt gà Mỹ chỉ chưa đến 1USD/kg (khoảng 20.000 đồng/kg), trong khi đó giá bán thịt gà ở siêu thị Mỹ lại từ 2,5-4USD/kg (70.000 – 80.000 đồng/kg). Với giá nhập như thế, không công ty hay người chăn nuôi gà Việt Nam nào cạnh tranh nổi.
Mô hình của Đức
" Ngay bây giờ, tôi mong các cấp Hội ND của 5 tỉnh miền Trung tiên phong áp dụng những mô hình, những kinh nghiệm, những bài học thực tế mà chúng ta đã xác tín với nhau để giúp hội viên ND nuôi gà tìm thấy hiệu quả hơn trong công việc của mình”.
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lều Vũ Điều
Theo Phó Chủ tịch Lều Vũ Điều, Đức là đất nước có ngành chăn nuôi gia cầm (nhất là gà) đặc biệt phát triển. Đây là ngành mang lại giá trị kinh tế cao cho nước Đức. Được sự giúp đỡ của Bộ Lương thực và nông nghiệp Đức, Hội NDVN và Hội ND Đức đã ký kết thỏa thuận thực hiện một số dự án đào tạo.
Thỏa thuận này được thực hiện từ năm 2012, đến nay cho nhiều kết quả khả quan. Muốn tham chiếu thêm mô hình chăn nuôi gà của Đức, Hội ND Việt Nam đã mời Hội ND Đức tham gia hội thảo.
Các đại biểu dự hội thảo đã được nghe nhiều tham luận từ các chuyên gia của Đức. Trong đó, đáng chú ý là tham luận “Sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm ở Đức và việc đại diện quyền lợi của người chăn nuôi thông qua Hội ND Đức” do TS Henmut Born- nguyên Tổng Thư ký Hội ND Đức trình bày; hay tham luận “Báo cáo thực tế từ một trang trại nuôi gà thịt ở Đức” do ông Rainer Wendt- Chủ tịch Hiệp hội Liên bang của những người ND nuôi gà trình bày.
Các đại biểu đến từ Đức đã mang đến một “giấc mơ” cho ngành chăn nuôi gà Việt Nam. Tuy nhiên, nói như Phó Chủ tịch Lều Vũ Điều, đây không phải là một giấc mơ xa vời. “Những hội thảo thế này là cách để biến những điều không thể thành có thể, chúng ta đã tìm ra một lộ trình để đưa ngành chăn nuôi gà Việt Nam đi tới.
Trước tiên, ngay bây giờ, tôi mong các cấp Hội ND của 5 tỉnh miền Trung tiên phong áp dụng những mô hình, những kinh nghiệm, những bài học thực tế mà chúng ta đã xác tín với nhau trong hội thảo này vào địa phương mình, để giúp hội viên ND nuôi gà tìm thấy hiệu quả hơn trong công việc của mình” – Phó Chủ tịch Lều Vũ Điều đề nghị.
Có thể bạn quan tâm
Các cơ sở chế biến chủ yếu phát triển theo kiểu tự phát, chỉ mới dừng lại ở công đoạn sơ chế, nên hiệu quả không cao. Mặt khác, trong quy trình sản xuất chưa xử lý tốt nước thải, ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản quanh vùng. Để nghề chế biến mang lại hiệu quả kinh tế, việc áp dụng quy trình chế biến là điều cần thiết.
Tại Bến Tre, Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” vừa tổ chức Hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.
Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP nhưng việc tiêu thụ lại không dễ ngay cả khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có được những sản phẩm này.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương đã phối hợp với các thương vụ Đại sứ quán Việt Nam triển khai hàng loạt giải pháp: Cập nhật thông tin về nhu cầu, chính sách nhập khẩu các nước trong khu vực; giới thiệu tiềm năng xuất khẩu thủy - hải sản của Việt Nam...
Trong quá trình thực hiện mô hình, ông Đồng được cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện Tri Tôn hướng dẫn từ khâu xây dựng chuồng trại, hướng dẫn chăn nuôi, đến việc làm vệ sinh, phòng chống dịch bệnh. “Qua theo dõi, đàn gà thích nghi tốt, tỷ lệ hao hụt thấp (dưới 10%), tăng trọng nhanh.