Trang chủ / Tin tức / Tin thủy sản

Gia tăng năng suất, chất lượng và giá trị tôm Cà Mau

Gia tăng năng suất, chất lượng và giá trị tôm Cà Mau
Tác giả: Kim Há
Ngày đăng: 11/07/2024

Cà Mau chú trọng phát triển đa dạng các loại hình nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, tỉnh cũng định hướng rõ việc quy hoạch phát triển nuôi tôm theo hướng ổn định, gia tăng về năng suất, chất lượng, giá trị tôm Cà Mau và đảm bảo sản xuất hiệu quả, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tỉnh Cà Mau hiện có diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 280.000 ha, chiếm 45% diện tích nuôi tôm của Đồng bằng sông Cửu Long và chiếm 40% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Phát huy lợi thế này, thời gian qua, tỉnh chú trọng phát triển mạnh các loại hình, mô hình nuôi như: nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, siêu thâm canh, nuôi tôm quảng canh cải tiến, tôm – lúa, tôm – rừng, tôm quảng canh kết hợp…; đối tượng nuôi chủ yếu là tôm sú và tôm thẻ chân trắng.

tu dieu khien Tima

Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa

Tuy nhiên, nuôi tôm siêu thâm canh và thâm canh hiện là loại hình nuôi cho năng suất và hiệu quả kinh tế vượt trội tại Cà Mau. Hiện nay, toàn tỉnh phát triển diện tích nuôi tôm siêu thâm canh đạt hơn 4.770 ha với gần 5.000 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 25 đến 30 tấn/ha/vụ. Diện tích nuôi thâm canh đạt hơn 1.830 ha với gần 2.750 hộ nuôi, năng suất bình quân (tôm sú) đạt 5 tấn/ha/năm và đạt 8 tấn/ha/năm (thẻ chân trắng).

Đại diện Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Trung chia sẻ, nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Cà Mau có một số quy trình phổ biến như: tuần hoàn RAS, CPF Combine Program của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam), quy trình của các công ty, kết hợp với nuôi 2 – 3 giai đoạn. Hiện tại, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau rất quan tâm đến loại hình, quy trình nuôi này.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đánh giá, qua thời gian nuôi cho thấy hiệu quả loại hình này đạt khá cao, tỷ lệ nuôi thành công đạt trên 70 – 80%, năng suất nuôi đạt trên 50 tấn/ha/vụ (tính trên diện tích mặt nước ao nuôi), mỗi năm có thể nuôi 2 – 3 vụ. Theo đánh giá của các chuyên gia về nuôi thủy sản cho rằng đây là mô hình đột phá, rất có triển vọng để phát triển trong tương lai để đạt được mục tiêu về sản lượng và giá trị.

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, phấn khởi cho biết nhiều năm liền Cà Mau là địa phương dẫn đầu của cả nước về diện tích, sản lượng, giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm 2023, sản lượng đạt 231.500 tấn, nâng suất tôm nuôi bình quân ước đạt 830,5 kg/ha/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD/năm.

Điều đó đã minh chứng, lĩnh vực nuôi tôm ở Cà Mau chuyển biến rất mạnh mẽ, thay đổi nhanh về cơ cấu sản xuất và ứng dụng công nghệ trong sản xuất. Từ đó góp phần nâng cao về năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản, nâng cao về giá trị, khẳng định thương hiệu con tôm Cà Mau trên thương trường.

Tuy vậy, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi bất thường, dịch bệnh trên tôm nuôi còn xảy ra, môi trường vùng nuôi tôm chưa được kiểm soát tốt. Trong khi đó, giá cả vật tư đầu vào và sản phẩm đầu ra có nhiều biến động, giá vật tư đầu vào luôn có xu hướng gia tăng. Thế nhưng, giá tôm nguyên liệu ở Cà Mau có thời điểm giảm sâu kéo dài, nhất là giá tôm thẻ chân trắng. Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học – kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế, kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển sản xuất chưa đáp ứng so yêu cầu thực tế sản xuất. Những khó khăn, thách thức nêu trên làm ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh.

Từ thực tế đó, tỉnh Cà Mau đã nhanh chóng có giải pháp quy hoạch, tổ chức lại sản xuất; kiểm soát môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, phát triển thị trường, khoa học công nghệ và khuyến ngư, đào tạo nguồn nhân lực. Tỉnh quan tâm triển khai thực hiện cơ chế, chính sách trong thu hút đầu tư, sử dụng đất và mặt nước, khoa học – công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; chính sách về tín dụng, thuế, phí, bảo hiểm, tiêu thụ sản phẩm và hợp tác quốc tế. Đồng thời, tỉnh nghiên cứu, đề xuất Trung ương ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách liên quan đến tác động trực tiếp đến phát triển ngành tôm Cà Mau.

Tỉnh triển khai phương án phát triển ngành tôm Cà Mau thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 (đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1026/QĐ-UBND, ngày 24/5/2024). Theo đó, tỉnh tập trung quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là về thủy lợi và điện, đảm bảo phát triển hài hòa các lợi ích và hỗ trợ trợ nhau trong tiến trình phát triển. Tỉnh xây dựng khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản hiện đại mang tầm quốc gia, từng bước hình thành khu công nghiệp thủy sản đặc trưng của Việt Nam đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong quy hoạch nuôi tôm chú trọng nuôi tôm sú sinh thái, hữu cơ với nhiều hình thức khác nhau, tỉnh định hướng từng bước chuyển đổi nuôi tôm công nghiệp phân tán vào các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung để quản lý tốt môi trường khi có đủ nguồn lực để phát triển các vùng nuôi công nghiệp tập trung; tăng cường ứng dụng tiến bộ hoa học – kỹ thuật, đưa nhanh các biện pháp quản lý tiên tiến vào các vùng sản xuất tập trung, khu công nghệ cao và cả các vùng chuyên tôm, quảng canh cải tiến và tôm sinh thái.

Nói về giải pháp ‘‘Phát triển nuôi tôm bền vững, giảm phát thải, thích ứng với biến đối khi hậu’’, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh lưu ý, tỉnh Cà Mau và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục quan tâm phát huy hiệu quả hơn nữa các mô hình nuôi tôm thích ứng với biến đổi khí hậu; triển khai thực hiện giải pháp về hoạt động xây dựng mô hình, dự án khuyến nông.

Địa phương quan tâm đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, các mô hình nuôi thủy sản phù hợp với từng vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để người dân đến tham quan học tập và làm theo. Trong đó, tỉnh chú trọng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, nuôi hữu cơ, nuôi xen ghép các đối tượng thuỷ sản, sử dụng chế phẩm vi sinh, ứng dụng công nghệ thông tin giám sát môi trường, dịch bệnh, quản lý sức khoẻ tôm nuôi.

Đồng thời, tích hợp đa giá trị (công nghệ, tổ chức quản lý, chứng nhận chất lượng, truy xuất nguồn gốc, kết nối thị trường…) theo chuỗi giá trị giúp nâng cao giá trị sản phẩm tôm nuôi. Xây dựng mô hình sinh kế nuôi tôm có trách nhiệm gắn với các mô hình tổ chức sản xuất của nông dân thông qua hợp tác xã, tổ hợp tác, trong đó lấy hợp tác xã là nòng cốt, nông dân làm trung tâm với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho nông dân. Các mô hình, dự án triển khai liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức lớn để tạo nên các chuỗi giá trị cho sản xuất và xuất khẩu ngành hàng tôm.

Tỉnh Cà Mau phối hợp với các cơ quan nghiên cứu nghiên cứu chuyển giao, nhân rộng các quy trình canh tác bảo đảm năng suất, chất lượng, bảo vệ môi trường, thích ứng với các điều kiện bất lợi của biến đổi khí hậu như: hạn hán, ngập úng, xâm lấn mặn; khuyến khích phát triển các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học, nuôi hữu cơ, xây dựng thương hiệu đối tượng nuôi đặc hữu từng vùng, khuyến khích nuôi tuần hoàn theo hướng thân thiện, bảo vệ môi trường, hạn chế phát thải khí nhà kính.

Trong giải pháp phát triển nuôi tôm bền vững thì vấn đề ưu tiên hàng đầu là cần nghiên cứu và phát triển các giống mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng với điều kiện khí hậu để nâng cao giá trị. Lựa chọn địa bàn triển khai nằm trong vùng quy hoạch phát triển nuôi tôm để khai thác lợi thế, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm rủi ro tại các địa phương; phát triển nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường, an sinh xã hội, phát triển nông thôn để phát triển bền vững nghề nuôi thuỷ sản; đa dạng nội dung và hình thức truyền thông theo hướng “mở”; trong đó lấy người nuôi tôm làm trung tâm”, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh nhấn mạnh.

Theo định hướng đến năm 2030, Cà Mau đặt mục tiêu duy trì ổn định diện tích nuôi tôm 280.000 ha. Tổng sản lượng tôm nuôi đạt 350.000 tấn; trong đó, sản lượng tôm nước lợ 340.000 tấn, tôm càng xanh 10.000 tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 1,65 tỷ USD.

may quat nuoc HS

MÁY QUẠT NƯỚC HS

- Oxy hoà tan cao

- Tạo dòng mạnh, xi phong tốt

- Ưu điểm:

   + Tiêu thụ điện năng thấp

   + Tiêu chuẩn ISO-9001

   + Chất lượng vượt trội

- Ứng dụng:

   + Nuôi tôm thâm canh

   + Nuôi tôm trong nhà

   + Hệ thống ương nuôi tôm


Có thể bạn quan tâm

Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản Tăng cường các biện pháp chống nóng trong nuôi trồng thủy sản

Trước tình hình thời tiết nắng nóng những ngày qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền các biện pháp.

08/07/2024
Xuất khẩu thủy sản nhiều áp lực, VASEP mong tạo cơ chế mở cho doanh nghiệp Xuất khẩu thủy sản nhiều áp lực, VASEP mong tạo cơ chế mở cho doanh nghiệp

Giá xuất khẩu thấp, áp lực cạnh tranh lớn, nguy cơ ‘đói’ nguyên liệu…, bức tranh xuất khẩu thủy sản dự báo nhiều khó khăn nếu không có những giải pháp tháo gỡ.

08/07/2024
Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng và quản lý dịch bệnh tôm giống Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng và quản lý dịch bệnh tôm giống

Cách mạng hóa, tích hợp các thiết bị thông minh và real-time PCR là những tiến bộ công nghệ đang được ứng dụng phổ biến tại các trại tôm giống.

10/07/2024
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.