Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng và quản lý dịch bệnh tôm giống
Cách mạng hóa, tích hợp các thiết bị thông minh và real-time PCR là những tiến bộ công nghệ đang được ứng dụng phổ biến tại các trại tôm giống.
Ngành tôm đang phải đối mặt với những đến sức khỏe tôm, dịch bệnh và chất lượng sản phẩm thách thức liên quan đảm bảo chất lượng. Các trang trại giống của SyAqua (công ty hàng đầu thế giới về nhân giống và dinh dưỡng tôm) đã bắt đầu cuộc cách mạng chuyển đổi, áp dụng những giải pháp sáng tạo giúp giải quyết những vấn đề này (bao gồm cả các cơ sở ở Thái Lan, Malaysia và Indonesia), thông qua việc tích hợp các thiết bị thông minh để đếm và kiểm soát chất lượng, cùng với công nghệ real-time PCR.
Từ khi triển khai, SyAqua nhận thấy sự cải thiện hiệu quả thông qua nỗ lực sử dụng các công nghệ tiên tiến để cung cấp thức ăn cho trại giống tốt nhất, chọn lọc gen, di truyền định lượng và khoa học nhân giống.
Công nghệ thiết bị thông minh (Smart device) kiểm soát chất lượng tôm giống
Đếm PL tự động
Việc đếm PL tự động đã được áp dụng cho các trại tôm giống cách đây vài năm. Phát triển theo thời gian, việc ứng dụng công nghệ AI để đo đếm tôm ngày càng mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Trong trại giống, việc hỗ trợ đếm PL nhanh chóng và chính xác giúp quản lý hiệu quả khối lượng đơn đặt hàng PL ngày càng tăng từ người nuôi tôm.
Bằng cách giảm thời gian xử lý, có thể truy cập hệ số biến đổi kích thước PL (CV) theo thời gian thực bằng ứng dụng điện thoại di động hoặc máy tính bảng được cung cấp. Công nghệ AI được sử dụng chính là công nghệ hình ảnh để kiểm soát hiệu quả chất lượng PL trong quá trình thu hoạch và đóng gói, đồng thời đảm bảo giao hàng kịp thời cho khách hàng. Phân tích dữ liệu real-time được thực hiện ngay trên điện thoại cho phép nhà quản lý có thể dễ dàng truy cập ở bất kỳ đâu.
Việc sử dụng các thiết bị thông minh cho phép các trại giống tăng cường kiểm tra mẫu mà không cần phải đếm và đo lường theo kiểu thủ công tốn nhiều thời gian và công sức. Từ đó, giúp nâng cao hiệu quả và cung cấp các quyết định đáng tin cậy hơn về chất lượng tôm giống. Ngoài ra, các thiết bị này loại bỏ lỗi và sự biến đổi của con người, đảm bảo thu thập dữ liệu tự động và nhất quán để đo lường chính xác trong kiểm soát chất lượng.
Hơn nữa, thiết bị đơn giản hóa việc báo cáo bằng cách tự động tạo chuỗi thời gian và phân tích chất lượng; nó cũng hợp lý hóa việc giải thích dữ liệu và ra quyết định cho các nhà điều hành trại giống. Các trại giống có thể dễ dàng lưu trữ hồ sơ toàn diện và chia sẻ kinh nghiệm với các bên liên quan, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động và trao quyền cho các nhà điều hành đưa ra quyết định sáng suốt để tối ưu hóa sản xuất tôm và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Nhận biết được sinh khối trong ao
Quản lý trang trại dựa vào việc người nuôi nhận được số lượng thả giống chính xác. Việc triển khai công nghệ đếm thông minh cho phép các trại giống cung cấp cho người nuôi số lượng PL chính xác trong mỗi lô hàng.
Giám sát và theo dõi bệnh bằng công nghệ real-time
Có những hạn chế khi chỉ dựa vào kỹ thuật nuôi cấy, phân lập để phát hiện bệnh. Điều này thể hiện rõ ở các trại giống tôm khi chúng ta xem xét những hạn chế tiềm ẩn của nó. Ví dụ, mặc dù cung cấp hình ảnh trực quan về các khuẩn lạc vi khuẩn trên đĩa thạch, nhưng phương pháp này thiếu tính đặc hiệu và độ tin cậy trong việc phân biệt giữa các chủng vi khuẩn khác nhau. Trong tình huống thực tế, việc quan sát thấy nhiều khuẩn lạc trên thạch thiosulfate-citrate-muối-sucrose (TCBS) không đảm bảo sự hiện diện của các chủng gây bệnh vì không phải tất cả các khuẩn lạc đều có độc lực.
Real-time PCR phát hiện bệnh sớm
Để giải quyết những thiếu sót của kỹ thuật nuôi cấy phân lập, real-time PCR đã nổi lên như phương pháp bổ sung có giá trị lớn. Kỹ thuật này mang lại độ đặc hiệu và độ nhạy cao hơn bằng cách nhắm mục tiêu vào các chuỗi DNA cụ thể liên quan đến các chủng vi khuẩn và virus gây bệnh đang được quan tâm. Kỹ thuật di truyền phân tử này cho phép phát hiện nhanh chóng và chính xác các mầm bệnh, ngay cả ở nồng độ thấp, từ đó đưa ra những đánh giá chính xác hơn về nguy cơ mắc bệnh trong các mẫu tôm PL.
Các cơ sở hoạt động được trang bị máy tách chiết DNA tự động, cho phép thực hiện tách DNA/RNA chỉ trong vòng 30 phút. Tận dụng lợi thế của hạt từ tính, điều này đảm bảo chất lượng và độ tinh khiết nhất quán của mẫu được tách. Máy tách chiết DNA có thể chứa tối đa 32 mẫu mỗi lần.
Lợi ích của công nghệ tích hợp trong trại giống
Việc tích hợp hai công nghệ bao gồm thiết bị thông minh để đếm và kiểm soát chất lượng cùng với real-time PCR để phát hiện bệnh, mang lại nhiều lợi ích cho việc hỗ trợ hoạt động trại giống.
Thu thập dữ liệu toàn diện
Bằng cách tích hợp cả hai công nghệ, các trại giống có thể thu thập nhiều loại dữ liệu, bao gồm số lượng quần thể tôm, phân bố kích cỡ và tỷ lệ lưu hành bệnh. Việc thu thập dữ liệu toàn diện này cho phép các nhà điều hành trại giống có được sự hiểu biết toàn diện về môi trường sản xuất và đưa ra quyết định sáng suốt để tối ưu hóa hoạt động.
Tăng cường quản lý bệnh
Sự kết hợp giữa thiết bị thông minh và công nghệ real-time PCR giúp củng cố chiến lược quản lý dịch bệnh. Trong khi thiết bị thông minh cung cấp khả năng giám sát quần thể tôm theo thời gian thực để phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh thì real-time PCR giúp cung cấp khả năng phát hiện chính xác và nhanh chóng các mầm bệnh cụ thể. Phương pháp tiếp cận tích hợp này cho phép các trại sản xuất giống chủ động xác định và giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với sức khỏe và năng suất tôm.
Kiểm soát chất lượng hiệu quả
Tích hợp hai công nghệ này giúp hợp lý hóa quy trình kiểm soát chất lượng trong các trại giống. Thiết bị thông minh tạo điều kiện cho việc đếm và định cỡ tôm PL nhanh chóng và chính xác, đồng thời realtime PCR đảm bảo độ tin cậy của kết quả sàng lọc bệnh. Hiệu quả trong kiểm soát chất lượng này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực mà còn nâng cao các biện pháp đảm bảo chất lượng tổng thể trong sản xuất tôm.
Nuôi trồng bền vững
Phương pháp tiếp cận tích hợp để quản lý trại giống thúc đẩy tính bền vững trong hoạt động của nuôi trồng. Bằng cách giảm sự phụ thuộc vào lao động thủ công và xử lý bằng hóa chất để kiểm soát dịch bệnh. Đồng thời, cải thiện các biện pháp kiểm soát chất lượng, các công nghệ tích hợp hỗ trợ các hoạt động nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường và có trách nhiệm với xã hội.
Hiệu quả tài nguyên và giảm chất thải
Các thiết bị thông minh hợp lý hóa quy trình đếm, giảm thời gian và nhân công cần thiết, tiết kiệm nguồn nhân lực và giảm thiểu sức lực. Giám sát thực tế về sự thay đổi kích thước PL đảm bảo rằng chỉ PL chất lượng cao mới được chọn để sản xuất tiếp, giảm lãng phí bằng cách tránh sử dụng PL dưới mức tối ưu.
Giảm tác động môi trường
Hệ thống nuôi tôm bền vững phù hợp với cam kết về trách nhiệm với môi trường đang là xu hướng. Bằng cách tối ưu hóa chất lượng PL, góp phần thực hiện các
hoạt động bền vững trong ngành. Thiết kế nhỏ gọn và hoạt động ở nhiệt độ môi trường xung quanh của máy MIC qPCR giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng và tác động đến môi trường so với các thiết bị lớn hơn, tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.
Sức khỏe và an toàn sinh học
Phát hiện nhiều mầm bệnh trong một xét nghiệm duy nhất giúp tăng cường an toàn sinh học. Bằng cách xác định bệnh sớm, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh hoặc các biện pháp can thiệp khác. Kết quả nhanh chóng từ hệ thống MIC cho phép ứng phó kịp thời, ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát và giảm thiểu thiệt hại.
Tóm lại, việc áp dụng công nghệ thiết bị thông minh không chỉ cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn góp phần sản xuất tôm bền vững, quản lý môi trường và thành công lâu dài. Việc tích hợp thiết bị thông minh để đếm và kiểm soát chất lượng cùng với real-time PCR để phát hiện bệnh sớm sẽ trang bị cho các trại giống khả năng thu thập dữ liệu toàn diện, nâng cao quản lý bệnh, kiểm soát chất lượng hiệu quả, phân bố nguồn lực tối ưu và hỗ trợ các hoạt động bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Thời tiết diễn biến phức tạp, môi trường nước thay đổi đã làm dịch bệnh trên tôm nuôi phát sinh.
Trước tình hình thời tiết nắng nóng những ngày qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền các biện pháp.
Giá xuất khẩu thấp, áp lực cạnh tranh lớn, nguy cơ ‘đói’ nguyên liệu…, bức tranh xuất khẩu thủy sản dự báo nhiều khó khăn nếu không có những giải pháp tháo gỡ.