Già làng gìn giữ cây bời lời
Và nay, bời lời đã cho quả ngọt, không chỉ giúp già Thư làm giàu mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con các xã vùng Lìa (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị).
Già Vỗ Thư (phải) chỉ cho bà con trong xã A Xing biết cách chăm sóc cây bời lời.
Già làng Vỗ Thư là cây đại thụ của thôn Kì Rí, xã A Xing (Hướng Hóa) không chỉ bởi cái tuổi 94 của mình mà vì già còn là người gieo ấm no cho bà con nơi đây.
Nhớ lại tháng năm đói khổ, già Vỗ Thư cho biết, vào năm 1992 nhiều thương lái miền xuôi đến tận bản làng mua vỏ cây bời lời.
Vì đồng tiền trước mắt, bà con đổ xô vào rừng lùng sục bóc vỏ bời lời, có người chặt luôn cây đem bán.
Chỉ sau một năm, cây bời lời ở các xã vùng Lìa gần như biến mất.
Sinh ra, lớn lên và có thời kỳ tham gia kháng chiến lâu năm ở núi rừng Trường Sơn nên khi thấy rừng xanh bị tàn phá, già Thư đau xót vô cùng.
Vả lại, ông đã nhận thấy lợi ích lớn từ cây bời lời nên hạ quyết tâm vào rừng tìm nhặt hạt bời lời về trồng.
Cứ tháng 8 hàng năm, khi hạt bời lời từ những cây hiếm hoi xót lại rụng xuống, già Thư lại một mình cơm đùm gạo bới vào rừng tìm nhặt về ươm.
Năm 1995, già Thư khai hoang ngọn đồi lau lách La Ù cách nhà 3km để trồng 5ha bời lời.
Để có cái ăn trước mắt, già Thư trồng xen lúa, sắn và chuối.
Sau 10 năm dày công chăm sóc, năm 2005 già Thư khai thác lứa vỏ bời lời đầu tiên với giá bán 20.000 đồng/kg khô, thu về 100 triệu đồng.
Thấy già Thư có nguồn thu nhập ổn định từ bời lời, bà con trong và ngoài xã kéo đến nhà xin ông hạt giống về trồng.
Không những cho bà con hạt giống, già Thư còn tận tình chỉ bảo bà con cách ươm trồng, chăm sóc bời lời sao cho tốt.
“Cứ mỗi mùa tháng 8 là bà con tập trung lên rừng bời lời nhà bố (cách xưng hô thân thiện của người Vân Kiều với khách – PV) nhặt hạt giống.
Thấy bà con trồng bời lời để thoát nghèo, bố ưng cái bụng lắm” – già Thư tươi cười.
Cứ thế, đến nay diện tích bời lời ở A Xing nói riêng và các xã vùng Lìa nói chung, đã lên tới con số hàng trăm héc ta, cái đói, cái khổ nơi đây dần được xóa bỏ.
“Bời lời dễ trồng lắm, cứ chăm phát quang là cây sẽ phát triển tốt.
Nhờ bời lời mà bố đã xây được 3 căn nhà, mỗi căn trên 200 triệu đồng cho 3 đứa con.
Ti vi, xe máy, tất cả mọi thứ đều nhờ bời lời hết đấy.
Tính ra, với 5ha bời lời, giá bình quân 13.000 đồng/kg, mỗi năm bố thu lãi trên 300 triệu đồng” – già Thư phấn khởi.
Ông Hồ A Dược – Chủ tịch UBND xã A Xing cho hay, già Thư không chỉ là nông dân sản xuất giỏi nhiều lần được huyện, tỉnh khen thưởng mà còn là già làng có uy tín, đóng góp công sức trong việc bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, xứng đáng để con cháu noi theo.
Có thể bạn quan tâm
Do tình hình mưa bão cộng với triều cường còn ở mức cao nên người dân sẽ không xuống giống kịp theo lịch thời vụ đợt 1 mà ngành nông nghiệp tỉnh đưa ra là từ ngày 9 đến 15-11. Theo đó, nhiều khả năng bà con sẽ xuống giống tập trung ở đợt 2 từ 25-11 đến 1-12 và đợt 3 từ 12 đến 18-12. Thời điểm này, nông dân cũng đã bắt đầu mua lúa giống để chuẩn bị gieo sạ cho vụ lúa chính trong năm. Hiện các giống lúa xác nhận như: OM 5451, OM 4900,OM 4218, IR 50404,… được cơ sở, đại lý bán dao động từ 11.000-11.500 đồng/kg, giảm từ 1.000-1.500 đồng/kg so với cùng kỳ. Nguyên nhân, do giá lúa hàng hóa trong vụ Thu đông vừa qua luôn ở mức thấp nên giá lúa giống từ đó cũng giảm theo. Mặc dù giá đã giảm, nhưng sức mua của người dân không mấy khả quan trong những ngày qua.
Những ngày qua trên thị trường liên tục phát đi tín hiệu về giá cà phê giảm mạnh và sau đó là mối lo toan lời-lỗ của nông dân. Ðiều đáng quan tâm là phía sau câu chuyện lời-lỗ này, đang buộc nhiều nông dân cần phải tính toán lại chuyện đầu tư, tránh theo kiểu cảm tính như trước đây.
Người dân vùng Phú Tân (An Giang) từ lâu luôn tự hào về cây nếp trên “lãnh địa” của mình bởi bên cạnh lợi thế được huyện, tỉnh quy hoạch trồng trên diện rộng, áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng, cây nếp còn cho hiệu quả kinh tế khá cao, vừa xây dựng thương hiệu hạt nếp Phú Tân ngon, dẻo đặc trưng, vừa giúp bánh phồng Phú Mỹ vươn xa ra thị trường các tỉnh bạn. Tuy nhiên, đang có nhiều nông dân ở địa phương khác “ăn theo” nếp Phú Tân, tạo nên tình trạng mất cân đối trong quy hoạch cơ cấu cây trồng.
Vài năm trở lại đây, đặc biệt từ sau Festival Chè lần thứ nhất, nhận thức về làm nghề chè của người dân Thái Nguyên đã có một sự thay đổi lớn, ý thức rất rõ ràng tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu chè sạch.
Là địa phương đứng thứ 3 của tỉnh về diện tích trồng chè với sản lượng khoảng 32 nghìn tấn/năm, cộng với sự hình thành phương thức sản xuất chè từ rất sớm, huyện Đồng Hỷ đã trở thành một trong những “cái nôi” của mảnh đất “Đệ nhất danh Trà”. Để xứng đáng với “tiếng thơm” đó, người làm chè Đồng Hỷ không ngừng nỗ lực cải thiện, nâng cao chất lượng cây chè và các sản phẩm trà, góp phần làm nên thương hiệu chung cho ngành Chè Thái Nguyên.