Gia Lai Tăng Cường Kiểm Tra Các Hoạt Động Kinh Doanh, Sản Xuất Hồ Tiêu
Tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết, Sở vừa có công văn yêu cầu các đơn vị chức năng trong ngành tăng cường kiểm tra các hoạt động kinh doanh và sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh.
Ngăn chặn tình trạng người dân tự phát trồng tiêu ồ ạt tạo nên sự kém bền vững trong việc phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh việc tuyên truyền người dân không thu gom gốc rễ tiêu, cảnh giác với nạn mua bán này.
Thời gian qua, tại huyện Chư Sê rộ lên thông tin các thương lái thu gom, mua bán gốc rễ cây hồ tiêu khiến dư luận hoang mang. Bên cạnh đó, nhiều năm trở lại đây, cây hồ tiêu được giá khiến người dân tự phát trồng trên diện rộng nhằm thu lợi nhuận. Tuy nhiên, tình trạng tiêu mắc bệnh và chết hàng loạt tại các huyện như Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông… đang là vấn đề nhức nhối, tiềm ẩn nguy cơ người dân tái nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Gia đình ông Kim Ngọc Xê ở ấp Sóc Chà A, xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú (Trà Vinh) có 05 nhân khẩu (vợ chồng ông và 03 người con). Trước kia, với 20 công ruộng canh tác 03 vụ/năm, nhưng cuộc sống chỉ đủ ăn, bởi ở đây là vùng nước lợ, đất gò chiếm đa số, năng suất lúa chỉ đạt khoảng 4,8 tấn/ha, mỗi năm lợi nhuận từ trồng lúa chưa đến 20 triệu đồng.
Trước tình hình dịch bệnh đốm trắng trên cây thanh long xuất hiện và lan rộng trên các vườn trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phối hợp các ngành có liên quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân trồng thanh long một số biện pháp tạm thời hạn chế dịch bệnh.
Hơn 20 năm trước, chúng tôi lên giúp cho huyện Phong Thổ, Lai Châu. Lúc đó, đường sá còn tồi lắm. Sản xuất của bà con trên vùng cao này còn rất khó khăn. Thế nhưng, những nhà có nguồn thu từ thảo quả đều trở thành những gia đình khá giả.
Nhà nước đã có không ít các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho vay vốn để phát triển khu vực nông nghiệp-nông thôn (NN-NT), nhưng tại sao đến nay khu vực này vẫn khó tiếp cận với các nguồn vốn vay?
Từ giữa năm 2012 đến nay, con cá tra liên tục bị “mắc cạn”. Ngành công nghiệp chế biến cá tra đang gặp khó khi phải bán sản phẩm dưới giá thành sản xuất. Hàng loạt hộ nuôi cá tra ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL “treo ao”, bỏ ao kéo dài. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu lại bấp bênh…