Giá Đường Dần Hồi Phục, Lượng Đường Tồn Kho Giảm Dần
Ông Thái Văn Chuyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đường Biên Hòa (BHS), cho biết thời gian qua, nhiều nhà máy sản xuất đường trong nước gặp khó khăn vì cung vượt cầu vì vậy, lượng đường tồn kho của cả nước vẫn còn trên nửa triệu tấn.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, mức tiêu thụ đường của Công ty Cổ phần đường Biên Hòa có nhiều khả quan và tồn kho giảm dần.
10 tháng của năm 2014, lượng đường bán ra của công ty đạt khoảng 77.500 tấn, tăng gần 1.600 tấn so với năm 2013.
Có kết quả trên là do thời gian gần đây, giá đường có xu hướng ổn định, tăng nhẹ, với giá bán sỉ đường loại 50 kg/bao là hơn 15.000 đồng/kg; đường túi 0,5 kg/túi và 1 kg/túi là 18.000 đồng/kg; giá bán lẻ đường túi từ 19.000-20.000 đồng/kg.
Theo dự báo của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, khả năng năm 2015, giá đường sẽ dần hồi phục.
Ông Chuyện cũng cho biết năm nay, giá đường duy trì ở mức thấp do tình trạng cung vượt cầu và nạn buôn lậu đường từ các nước lân cận. Mặt khác, hàng tồn kho cao làm tăng chi phí, giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mía đường.
Riêng Công ty Cổ phần đường Biên Hòa nhờ chiến lược đúng đắn, công ty hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra năm 2014, với sản lượng sản xuất là 123.346 tấn, vượt 101% kế hoạch. Doanh thu thuần đạt 1.258 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 57,22 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ sản phẩm đường chiếm 99% doanh thu của toàn công ty.
Bên cạnh đó, công ty còn có nguồn thu từ nhiều hoạt động kinh doanh khác như sản xuất rượu, cho thuê kho bãi, bán mía giống.
Từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2014, Công ty Cổ phần đương Biên Hòa đã đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015 với các chỉ tiêu tăng gần gấp đôi so với năm 2014.
Cụ thể, sản lượng đường sản xuất đạt 180.476 tấn; sản lượng đường tiêu thụ 193.000 tấn, doanh thu thuần 2.840 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 93 tỷ đồng.
Để đạt mục tiêu trên, công ty sẽ cải tiến công tác điều hành, tái cấu trúc bộ máy, đẩy mạnh gia tăng thị phần. Đơn vị đầu tư giúp nông dân trồng mía, hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng và bao tiêu đầu ra cho người trồng mía.
Có thể bạn quan tâm
Ban đầu, chỉ có vài chục hộ ở xã Đại An (huyện Trà Cú) tận dụng nguồn cá tạp khai thác biển để nuôi. Từ đầu năm đến nay, tỉnh Trà Vinh có thêm 1.200 hộ thả nuôi khoảng 200 triệu con cá lóc giống trên diện tích gần 200ha; tổng sản lượng đã thu hoạch được gần 20.000 tấn cá lóc thương phẩm.
Tính đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp trong toàn tỉnh Cà Mau đạt 7.844,26 ha, tăng 1.844,26 ha so với cuối năm 2013 (trong đó diện tích đang thả nuôi hơn 4.000 ha), vượt kế hoạch năm 2014 trên 844 ha.
Trước tình trạng dịch bệnh trên tôm xảy ra phổ biến, nhiều bà con huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) chuyển sang nuôi tôm theo hình thức quảng canh cải tiến (bao gồm cả luân canh lúa - tôm), với mong muốn mang lại hiệu quả kinh tế cao và giảm thiệt hại khi có dịch bệnh xảy ra.
Tuy nhiên, lợi nhuận từ nuôi cá tra tiếp tục không ổn định, bên cạnh lượng cá đến kỳ thu hoạch không nhiều. Toàn tỉnh hiện có 429,5ha mặt nước sử dụng nuôi cá tra thâm canh, trong đó diện tích đang thả nuôi là 273,5ha, diện tích treo ao vẫn còn khá cao trên 34ha, chuyển sang nuôi các đối tượng khác hơn 10ha.
Ông Nguyễn Đức Mậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) cho biết: Tổng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng năm 2014 trên địa bàn huyện đạt được là 19.819 tấn, đạt 113% so với kế hoạch. Giá trị kinh tế mang lại tương đương 2.770 tỷ đồng. Đây là năm huyện Cầu Ngang có sản lượng tôm thương phẩm đạt cao nhất từ trước đến nay.