Giá Đường Có Thể Hồi Phục Bởi Xu Hướng Các Nhà Máy Đóng Cửa
Ngành đường thế giới đang trong cuộc khủng hoảng vì giá thành thấp hơn cả chi phí sản xuất.
Giá đường thế giới có thể hồi phục khi ngày càng có nhiều nhà máy đường Brazil đóng cửa vì thua lỗ và vụ ép mía ở bang sản xuất chính của Ấn Độ cũng bị trì hoãn do giá thấp.
Lợi nhuận thấp do giá giảm mạnh sau nhiều năm dư thừa trên toàn cầu đã khiến nhiều nhà máy đường trên thế giới phải đóng cửa, và xuất hiện trào lưu hợp nhất (M&A) trong ngành đường để vượt qua giai đoạn khó khăn. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng tới sản lượng đường toàn cầu, và hỗ trợ giá hồi phục trở lại.
Giá đường thế giới đã giảm 8,7% trong quý III vừa qua, xuống mức thấp nhất 4 năm do lo ngại dư thừa quá nhiều trên toàn cầu. Giá đường thô trên thị trường ICE phiên 7/10 ở mức 16,82 US cent/lb, giảm 4% so với hồi đầu năm 2014 và giảm trên 15% kể từ đầu năm 2013. Đường trắng trên sàn LIFFE cũng giảm xuống 431 USD/tấn hiện nay.
Theo Tổ chức Đường Quốc tế (ISO), thị trường đã trong tình trạng cung vượt cầu liên tiếp 4 năm ở hầu hết các quốc gia sản xuất đường lớn, làm xói mòn lợi nhuận của ngành mía đường.
Đối mặt với tình trạng doanh thu sụt giảm, ngày càng nhiều nhà máy đường ở Brazil – nước sản xuất lớn nhất thế giới – dự kiến sẽ đóng cửa trong những tháng sắp tới, trong khi tại nước sản xuất lớn thứ 2 là Ấn Độ thì các nhà máy cũng dự định không ép mía nữa trong năm nay.
Các nhà máy ở Thái Lan, nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới, đang xoay xở tốt hơn so với các đồng nghiệp khác. Tốc độ mở rộng các nhà máy đường ở Thái Lan trong những năm gần đây thấp hơn rất nhiều so với ở Brazil, đồng thời họ còn được hưởng chi phí nhân công và đất đai rẻ hơn so với nước bạn, cộng thêm việc các thị trường trong khu vực như Trung Quốc chẳng hạn vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tuy vậy, lợi nhuận của ngành đường Thái Lan cũng không tránh khỏi giảm sút do giá thấp trên toàn thế giới.
Các nhà máy ở Thái Lan, nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới, đang xoay xở tốt hơn so với những người trong nguồn gốc hàng đầu khác. Họ đã mở rộng với một tốc độ vừa phải hơn nhà máy của Brazil trong những năm gần đây, trong khi cũng được hưởng lợi từ giá nhân công rẻ và đất, và phát triển thị trường khu vực như Trung Quốc.
Cuộc “khủng hoảng” đang xảy ra đối với ngành mía đường toàn thế giới. Vậy nên không có lý do gì để “nhà máy của bạn phải phá sản và bạn vẫn đầu tư thêm tiền vào thị trường đường khi nó không sinh lời”, nhà phân tích cấp cao về nông nghiệp thuộc Platts Kingsman, ông Claudiu Covrig, đã nói như vậy bên lề hội nghị về đường ở London.
Đồng quan điểm này, nhiều nhà kinh doanh cũng cho rằng với tình trạng giá thấp hơn cả chi phí sản xuất trong khi chính phủ Brazil vẫn giữ giá xăng cao hơn chi phí sản xuất ethanol, các nhà máy chắc chắn sẽ tiếp tục ngừng sản xuất và tuyên bố phá sản hoặc cơ cấu lại nợ.
“Các nhà máy vẫn đang thi nhau đóng cửa, và họ có thể kéo dài thời gian ngừng hoạt động dù công suất sản xuất của Brazil xuống dưới mức cần thiết”, Tom McNeill, giám đốc công ty Green Pool Commodities ở Australia nhận định, và thêm rằng: “Có khả năng năm tới sẽ có thêm 5 đến 10 nhà máy nữa của Brazil đóng cửa”.
Công suất sản xuất thấp có nghĩa là mía trồng ra sẽ không tiêu thụ được, làm giảm thu nhập của người trồng mía và kéo theo sản lượng toàn cầu giảm. Những yếu tố này có thể hỗ trợ giá đường thế giới tăng trở lại.
Việc Brazil giảm công suất cũng có thể tạo cơ hội cho những nước sản xuất khác như Thái Lan gia tăng thị phần trên thế giới.
Kể từ khi nổ ra khủng hoảng tài chính năm 2008, đã có khoảng 50 nhà máy của Brazil phải đóng cửa (trong số tổng cộng 430 nhà máy), và khoảng 60 nhà máy khác tái cơ cấu để tồn tại. Các lãnh đạo ngành đường Brazil cho biết khoảng một đến hai chục nhà máy nữa dự kiến sắp cơ cấu lại nếu tình trạng giá thấp như hiện nay còn tiếp diễn.
Bởi lỗ kéo dài nhiều năm qua nên nhiều nhà đầu tư đã phải tìm kiếm các ngân hàng và thuyết phục họ mua lại số tài sản của mình.
Tại Ấn Độ, nước tiêu thụ đường lớn nhất thế giới, các nhà máy cũng bị lỗ do giá thế giới giảm.
Chính phủ Ấn Độ và các chính quyền địa phương đã ấn định giá mía mà các nhà máy phải mua của nông dân, song nông dân cũng không chấp nhận việc lợi nhuận thấp.
Hầu hết các nhà máy ở bang Uttar Pradesh miền Bắc Ấn Độ - nơi sản xuất nhiều mía nhất cả nước – cho biết họ sẽ tạm dừng ép mía trong mùa 2014/15 trừ khi chính phủ giảm giá quy định trả cho người trồng mía. Chính phủ hiện vẫn chưa thông báo giá mía cho vụ 2014/15.
Dĩ nhiên các nhà máy có quyền không sản xuất đường nếu thua lỗ, và điều đó sẽ khiến Ấn Độ buộc phải sử dụng đường dự trữ với tốc độ nhanh hơn thông thường. Điều đó có thể khiến quốc gia này phải gia tăng nhập khẩu (tùy vào mức thuế), hấp thụ một phần lượng đường dư thừa trên thế giới, từ đó hỗ trợ giá đường thế giới hồi phục.
Thông thường vào thời điểm này hàng năm các nhà máy đường bắt đầu các hoạt động vệ sinh và bảo dưỡng trước khi bước vào vụ ép mía từ tháng 11. Nhưng năm nay do giá giảm, hầu hết các nhà máy vẫn chưa bắt đầu công việc vệ sinh và bảo dưỡng máy móc. Điều này chắc chắn sẽ khiến vụ ép mía 2014/15 (bắt đầu từ ngày 1/10) ở Uttar Pradesh bị chậm lại.
Nhà phân tích Stefan Uhlenbrock thuộc hãng F.O. Licht còn đưa ra thêm một lý do nữa để hy vọng là ngành đường châu Âu có xu hướng tập trung hơn bởi Liên minh châu Âu (EU) sẽ cải cách ngành đường vào năm 2017, theo đó sẽ tạo thêm sự tự do về sản xuất hơn trước.
“Với việc kết thúc hạn ngạch vào năm 2017, tôi dự báo ngành mía đường EU sẽ tập trung hơn nữa bởi các nhà sản xuất muốn tăng quy mô để đối phó với những thử thách trong quá trình sản xuất mà không có hạn ngạch trong một thị trường mà giá có thể giảm thấp”, ông Stefan nhận định.
Có thể bạn quan tâm
Theo báo cáo của UBND tỉnh Sóc Trăng, đến nay, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh có gần 60.000 ha, đạt gần 87% kế hoạch năm, trong đó, tôm nuôi nước lợ chiếm trên 42.000 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm nước lợ thiệt hại vẫn còn ở mức cao, với hơn 18.000 ha, chiếm trên 42% diện tích thả nuôi, tăng hơn 12% so với vụ tôm năm 2013.
Cũng theo Quyết định này, diện tích mặt nước nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL đến năm 2016 sẽ có tối đa là 5.400 ha và cho ra sản lượng từ 1,25 đến 1,3 triệu tấn cá tra nuôi. Ước tính, sản lượng này sẽ cho kim ngạch xuất khẩu vào khoảng từ 2 tỷ đến 2,3 tỷ USD.
Ngày 13/9, tại TP. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát và Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Đào Tấn Lộc đã chủ trì Hội nghị bàn giải pháp khai thác và xuất khẩu cá ngừ với sự tham gia của lãnh đạo Hiệp hội nghề cá, cá ngừ Việt Nam, ngư dân 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa…
Trung tâm hỗ trợ 50% chi phí giống cho hộ tham gia mô hình. Trong quá trình triển khai, cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia làm đệm lót và hướng dẫn hộ chăn nuôi thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật và bảo dưỡng đệm lót theo đúng quy định.
Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quảng Ngãi đã thực hiện mô hình nuôi ghép tôm với cá dìa trong ao đất tại xã Tịnh Hòa, huyện Sơn Tịnh.