Giá cam Đồng Bằng Sông Cửu Long giảm mạnh, nhà vườn thua lỗ
Chiều 16-8, ông Đặng Văn Lòng, ở xã Tân Thành, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết: “Vườn cam dây rộng hơn 2 công của gia đình đã quá ngày thu hoạch nhưng kêu bán mãi mà thương lái không chịu mua, nguyên nhân do cam sụt giá thê thảm và khó tiêu thụ. Cuối cùng phải năn nỉ và giảm giá bán xuống còn 7.000 đồng/kg đối với cam dây loại tốt, còn cam dây loại thường chỉ 3.000- 5.000 đồng/kg… tính ra lỗ vốn đầu tư”.
Theo nhiều nhà vườn ở Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh… thì không chỉ cam dây sụt giảm thê thảm, mà cam xoàn và cam sành cũng giảm theo. Nếu như cam xoàn trước đây từ 20.000- 30.000 đồng/kg trở lên, thì nay giảm chỉ còn 17.000 đồng/kg; trong khi cam sành giảm xuống mức 13.000 đồng/kg…
Ông Trần Văn Chung, thương lái thu mua cam ở huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) tiết lộ: “Lâu nay cam dây chủ yếu đưa sang thị trường Campuchia tiêu thụ. Thế nhưng gần đây thị trường này giảm sức mua khiến giá cam giảm mạnh và rất khó bán”.
Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) từng cảnh báo về tình trạng nông dân ở nhiều nơi đua nhau mở rộng diện tích trồng cam. Theo thống kê đến nay diện tích cây cam của cả nước đạt khoảng 90.000ha (bình quân tăng diện tích cam khoảng 17% mỗi năm); trong khi trái cam chủ yếu tiêu thụ nội địa, còn xuất khẩu thì chưa bao nhiêu. Với tình hình trên, ngành chức năng tính toán chỉ cần khoảng 88.000ha cam là dư sản lượng tiêu thụ nội địa. Do đó, nông dân cần thận trọng việc ào ạt trồng cam sẽ dễ dẫn đến cung vượt cầu, giá giảm mạnh như hiện nay…
Nhiều vườn cam ở ĐBSCL tới kỳ thu hoạch nhưng khó bán, dù giá giảm mạnh
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, người dân trên địa bàn Hà Tĩnh đã bắt đầu chăn nuôi gia cầm quy mô lớn.
Công ty Hy-Line của Mỹ vừa khánh thành cơ sở sản xuất giống gà đẻ lớn nhất thế giới với đại diện phân phối tại Trung Quốc là Công ty TNHH Công nghệ Nông nghiệp.
Trung tâm Khuyến nông Cao Bằng thực hiện mô hình “Chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học” tại xã Ðề Thám (TP. Cao Bằng) và xã Hoàng Tung (huyện Hòa An).